| Hotline: 0983.970.780

Cấu trúc hình lục giác của tổ ong

Thứ Tư 13/11/2013 , 10:13 (GMT+7)

Quan sát kỹ tôi nhận ra rằng, cấu trúc lỗ của các tổ ong đều có hình lục giác. Vì sao tổ ong lại có hình này?

* Gần đây tôi thường thấy các tổ ong khô, những con ong không còn ở đó nữa. Quan sát kỹ tôi nhận ra rằng, cấu trúc lỗ của các tổ ong đều có hình lục giác. Vì sao tổ ong lại có hình này?

Ngô Minh Hà, Yên Mô, Ninh Bình

Các nghiên cứu khẳng định rằng, cấu trúc lỗ tổ hình lục giác vừa có sức chứa tối đa lại có độ bền rất lớn. Mặc dù các thành lỗ tổ sáp chỉ dày khoảng 0,5mm, nhưng có thể hỗ trợ 25 lần trọng lượng của nó. Một bánh tổ ong bằng sáp mới xây chỉ nặng 150g có thể chứa đến 3kg mật ong mà không bị vỡ.

Nhà khoa học Karl von Frisch, người được giải thưởng Nobel về "tiếng nói" của ong mật đã cho biết: Nếu các lỗ tổ có hình tròn hoặc hình bát giác hay ngũ giác, sẽ có khoảng trống giữa chúng. Điều này không chỉ sử dụng kém về không gian, mà con ong còn phải xây sáp bít kín các khoảng cách giữa các lỗ tổ đó như vậy sẽ lãng phí lớn vật liệu xây dựng. 

Ðã có người đo những hình ống của các lỗ lục giác ở tổ ong một cách kỹ càng, và đã tìm ra rằng, mỗi cạnh hình sáu góc ở mặt ngoài đo được 2.7 mm, bề sâu mỗi ống là 11.3 mm; hình thoi ở đáy.

Dùng toán học có thể chứng minh rằng, nếu có nhiếu ống hình sáu góc, chung một thể tích và chung một miệng thì lỗ đáy phẳng tốn sáp hơn lỗ đáy gồm có ba hình thoi và muốn tốn ít nhất thì phải dùng hình thoi mà ong đã phát minh ra. Nguyên do là dùng đáy ghềnh thì tốn sáp hơn đáy phẳng, nhưng lại có thể bớt bờ thành chiều cao, nên kết quả lại lợi hơn... 

Do kết cấu tổ ong có lợi nhất cho việc tiết kiệm nhiên liệu và tận dụng không gian nên các nhà thiết kế, xây dựng hiện đại đã áp dụng trong thiết kế cánh máy bay, vách vệ tinh, tàu con thoi hay vô số cấu trúc trong nhà, đồ nội thất, gia dụng, thiết bị văn phòng, điện tử và các sản phẩm khác.

* Tại sao các phi hành gia hoạt động trên vũ trụ lại thở được mà không cần đeo bình dưỡng khí?

Trần Văn Hùng, Đông Hưng, Thái Bình

Bởi vì khi ở trên trạm vũ trụ người ta mang theo một chất có tên là natripeoxit, Na2O2, chất này tác dụng với CO2 tạo ra khí Oxy, duy trì sự sống, còn khi ra ngoài tàu thì các phi hành gia phải mang trang bị nối với bình oxy.

Phải đến năm 2005 thì hệ thống không khí hoá học mới được chính thức đưa vào sử dụng. Hiện tại, các phi hành gia vẫn còn phải thở bằng các "ngọn nến clorat", sản sinh ra oxy bằng phản ứng hoá học trong một hộp nhỏ, một kỹ thuật được sử dụng nhiều trên các chuyến bay thương mại.

Khi tháo lớp phủ bề mặt, các phi hành gia phải kéo mạnh để khởi động kíp lửa. Sau đó phản ứng trong hộp sẽ diễn ra không ngừng và giải phóng oxy đủ cho 1 người dùng trong 1 ngày. Một khoang chứa oxy cũng được lắp vào trạm, hoạt động như nguồn cung cấp oxy chính cho tới năm 2005. Sau đó khoang này sẽ được dùng làm kho dự trữ oxy cho trường hợp khẩn cấp.

* Xin hỏi chất độc màu da cam đã gây những ảnh hưởng gì đến môi trường của Việt Nam?

Võ Minh Tâm, Điện Bàn, Quảng Nam

Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam hơn 72 triệu lít chất độc hoá học (trong đó có 44 triệu lít chất da cam ) với mục đích phá hoại hoa màu, tàn phá rừng nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt đối phương, gây nên nhiều tác hại đến môi trường sống và sức khoẻ của nhân dân ta.

Mặc dù cuộc chiến tranh hoá học đã kết thúc hơn 30 năm nay nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất lớn. Hơn ba triệu ha rừng bị phá huỷ... Có tác giả ước tính có khoảng 1 triệu nạn nhân chất độc da cam, trong đó có gần 150.000 trẻ em khuyết tật.

Người ta đã phát hiện những trẻ em ở thế hệ thứ hai (thế hệ cháu) bị dị tật bẩm sinh.Trải qua một thời gian dài, do ảnh hưởng của thời tiết, nồng độ các chất độc hoá học trong môi trường bị giảm dần hoặc không còn nữa.

Nhưng ở những vùng là các sân bay, nhà kho chứa đựng chất độc hoá học trước đây vẫn còn tồn lưu nhiều chất độc hoá học, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân vùng lân cận...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất