| Hotline: 0983.970.780

Cầu vồng trong mưa

Thứ Sáu 17/07/2015 , 10:10 (GMT+7)

Rất nhiều bàn thắng đã được ghi ở vòng 16 V-League nhưng đa phần trong số đó đến từ ngôn ngữ lập trình mang tên “cầu vồng”.

Hà Nội T&T ghi cơn mưa bàn thắng vào lưới Đồng Tháp thì đến 6/7 pha lập công đến theo kiểu “cầu vồng”.

Bóng được chuyền bổng từ giữa sân lên cho hai tiền đạo ngoại là Samson và Gonzalo, để bộ đôi này thỏa sức tung hoành.

Dĩ nhiên đội bóng xứ bưng biền đã mắc lỗi trong khâu kèm người nhưng cũng phải nói lại rằng, bộ đôi tấn công của đội chủ nhà chơi quá ấn tượng.

Trong một chiều đẹp trời, họ cùng Văn Quyết “thảm sát” đối thủ 7 bàn không gỡ.

“Cầu vồng” cũng là cách mà QNK Quảng Nam đã dùng để triệt tiêu sức phản kháng của HAGL.

Khi đội bóng phố Núi đang hăng máu dồn lên cuối hiệp 1 thì đường bóng bổng từ sân nhà kết hợp thể lực tuyệt vời của Suleiman khiến các vị khách trở tay không kịp.

ĐKVĐ Bình Dương cũng bị hạ đo ván bởi cách chơi này. Dù Phước Tứ và Xuân Luân có chiều cao không hề tồi nhưng Uche của Khánh Hòa thậm chí còn cao hơn đến... 10 cm.

Chẳng thế mà mọi đường bóng bổng của đội bóng phố biển đều có sức sát thương cực lớn mỗi khi đến gần khung thành Esele.

Đá “cầu vồng” từ sân nhà là chiến thuật không xấu. Nó rất thích hợp với những đội bóng chọn cách đá phản công, nhằm gia tăng tính bất ngờ khiến đối thủ không kịp trở tay.

Tuy nhiên, khi du nhập vào V-League, nó trở nên “biến thái” thành bài “cậy Tây”, vừa tận dụng sức càn lướt của ngoại binh, vừa giảm rủi ro nếu bị phản công.

Những đội có tiền đạo ngoại binh tốt như Hà Nội T&T, QNK Quảng Nam hay Sanna Khánh Hòa đương nhiên thích bài này. Nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc, những miếng tấn công phối hợp bài bản bị choán chỗ và không có đất diễn.

Chơi “cầu vồng” hay chơi bóng bổng giúp rất nhiều CLB ở V-League ghi bàn, thậm chí mưa bàn thắng. Dẫu vậy, nó lại mang đến nỗi lo về sự phụ thuộc ngoại binh.

Bởi nếu không có những “ông Tây” chất lượng, sẽ chẳng có cơn mưa nào kéo đến phía sau những cầu vồng.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm