| Hotline: 0983.970.780

Cây ăn trái miền Tây 'đổ bộ' vùng biên giới

Thứ Sáu 25/10/2019 , 14:14 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, những loại cây trái vốn là đặc sản của miệt vườn sông nước Tây Nam bộ như dừa, xoài, mít, hay cây ngoại nhập như vú sữa Hoàng Kim đang dần “bén duyên” với vùng đất mới miền Đông.

Những vườn dừa miền Tây ở miền Đông

Đến xã Thanh Hòa, huyện biên giới Bù Đốp, hỏi vườn dừa của ông Nguyễn Văn Kỳ, quê Bến Tre, rất nhiều người biết. Ông Kỳ có 4ha vườn trồng 2 loại cây “du nhập” từ miền Tây lên là dừa và xoài cát.

11-26-25_nh_1
Ông Nguyễn Văn Kỳ bên vườn dừa trĩu quả mỗi năm cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng của gia đình. Ảnh: Đức Trung.

Ông Kỳ kể, từ quê lên Bình Phước lập nghiệp từ năm 1990, ông mang theo ý định phát triển cây ăn trái miệt vườn ở vùng đất đỏ này. Gần 10 năm sau, 4ha vườn của ông Kỳ đã có 1.000 cây dừa xiêm lùn và 2.000 gốc xoài Đài Loan, cát Hòa Lộc. “Tôi phát hiện ra cây dừa xiêm rất ưa thổ nhưỡng ở đây, cây chừng 3 năm tuổi đã sai quả, và ra quả quanh năm.

Với giá 10 ngàn đồng/1 trái tại vườn, hộ nào có chừng 50 - 100 cây dừa xiêm lùn đang cho trái là mỗi năm cầm chắc trong tay từ 40 - 50 triệu đồng/tháng. Chất lượng trái cây ở đây còn tốt hơn trái cây “gốc” miền Tây, bởi trái nhiều hơn, to hơn, màu sắc đẹp hơn…”, ông Kỳ nói. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu hơn 200 triệu đồng.

Tương tự, năm 2014, anh Nguyễn Ngọc Tiến, ở thôn 4, xã Thiện Hưng cũng trồng 400 cây dừa xiêm xanh, xiêm Mã Lai và dừa dứa trên 2ha đất của gia đình. Anh Tiến cho biết, sau 2 năm trồng, dừa bắt đầu ra trái. Hiện nay bình quân mỗi ngày anh bán 100-150 trái.

Với giá thành 12.000 đồng/trái dừa dứa; 8.000/trái dừa xiêm xanh, mỗi ngày gia dình anh thu về trên dưới một triệu đồng. Cao điểm mùa nắng, mỗi ngày có thể bán được từ 1,5-2 triệu đồng. Đây là một nguồn thu mà anh cảm thấy hài lòng so với các loại cây trồng khác. Mặc dù dừa chưa đạt đỉnh thu hoạch, nhưng mỗi năm anh cũng thu khoảng 150 triệu đồng.

“Cây dừa trồng không khó lắm, lâu lâu mình xử lý thuốc trên ngọn cây để trị bọ dừa. Mùa nắng thì tưới và bón phân 2 lần/năm”, anh Tiến nói.

11-26-25_nh_2
Vườn vú sữa Hoàng Kim của HTX Phước Thiện. Ảnh: Đức Trung.

Từ sự thành công của ông Kỳ, anh Tiến, nhiều hộ khác ở Bù Đốp cũng bỏ lúa, chuyển sang trồng cây ăn trái. Trong khoảng 10 năm qua, phong trào chuyển sang cây ăn trái ở Thanh Hòa đã tạo một bộ mặt khác hẳn cho vùng đất này với những khu vườn cây trái xum xuê. Hiện tại, khoảng hơn 100ha đất nông nghiệp địa phương đã rợp bóng xoài, dừa, bưởi da xanh, quýt đường... Cây ăn trái đã giúp cho nhiều hộ nông dân ở đây thực sự đổi đời như hộ nhà ông tư kỳ, ông 3 Xuyến... Nhiều hộ nhờ trái cây mà nuôi con cái ăn học đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định, có hộ mua được nhà trị giá bạc tỷ, xe hơi 4 bánh...
 

Và vú sữa Hoàng Kim

Vú sữa Hoàng Kim có xuất xứ Đài Loan, nên còn được gọi là vú sữa vàng Đài Loan (Abiu), nhưng loại cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam, giúp nhiều nông dân đổi đời. Tại Bù Đốp, người đầu tiên mang giống vú sữa Hoàng Kim về trồng là anh Nguyễn Viết Vị, Giám đốc HTX nông nghiệp Phước Thiện.

“Vú sữa Hoàng Kim khi chín có màu vàng tươi, đẹp mắt, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi sữa, vỏ mỏng, cùi trong, mềm, hạt nhỏ. Đặc biệt, giống vú sữa này rất hợp với vùng đất này, dễ trồng và cho trái quanh năm”, anh Vị cho biết. Với giá bán từ 100.000-150.000 đồng/kg, vú sữa hoàng kim trở thành cây trồng tiềm năng, giúp nhiều nông dân Bù Đốp làm giàu.

Anh Vị cho biết, so với các loại vú sữa truyền thống, cây vú sữa Hoàng Kim có đặc tính kháng sâu bệnh cao hơn. Nên hầu như không sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Ở giai đoạn cây ra trái và nuôi trái, thì dùng bẫy dẫn dụ để diệt côn trùng gây hại, kết hợp với bao trái để tránh ruồi vàng, đảm bảo mẫu mã, chất lượng quả.

11-26-25_nh_3
Vú sữa Hoàng Kim được bao trái từ khi mới đậu đến khi thu hoạch để phòng tránh ruồi vàng, cho mẫu mã đẹp. Ảnh: Đức Trung.

Nhằm giúp nông dân có giống cây vú sữa Hoàng Kim đạt chất lượng, HTX Phước Thiện đang ươm hơn 20.000 cây giống để cung cấp cho bà con có nhu cầu. “HTX sẽ hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc vú sữa Hoàng Kim. Sau khi có thu hoạch, HTX sẽ bao tiêu toàn bộ trái”, ông Vị nói.

Ông Đoàn Mạnh Quang, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp, cho biết: “HTX Phước Thiện là đơn vị tiên phong đưa giống vú sữa Hoàng Kim về trồng thử nghiệm và cho kết quả rất tốt, được nhiều bà con học hỏi làm theo. Hiện chúng tôi đang theo dõi tính ổn định và hiệu quả của loại trái cây này để đưa vào trồng đại trà. Đồng thời, hỗ trợ HTX đăng ký quyền sở hữu và bảo hộ giống cây trồng đối với cây vú sữa Hoàng Kim”.

“Hiện nay, nhiều diện tích đất sản xuất kém hiệu quả ở Bù Đốp được nông dân chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: xoài, dừa, quýt, mít, vú sữa…đây là hướng đi đúng. Song, để nâng cao giá trị cây trồng, Bù Đốp sẽ xây dựng kế hoạch hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu. Có như vậy mới sản xuất bền vững và thu nhập cao được”, ông Đoàn Mạnh Quang, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bù Đốp.

Xem thêm
Giá ca cao thế giới lập kỷ lục mới, tăng hơn 3 lần năm trước

Giá ca cao đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày 26/3, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế ở Tây Phi, nơi chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Truoo Pet Care gây ấn tượng mạnh tại triển lãm Petfair Vietnam 2024

Đến với triển lãm lần này, Truoo Pet Care mang đến 4 dòng sản phẩm chính cho thú cưng và hàng loạt các trải nghiệm, phần quà miễn phí tại gian hàng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất