| Hotline: 0983.970.780

Cây cao su - động lực của Lai Châu

Thứ Tư 05/06/2013 , 10:10 (GMT+7)

Bà Giàng Páo Mỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu trò chuyện với PV NNVN về chiến lược phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Bà Giàng Páo Mỷ (ảnh) - Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu trò chuyện với PV NNVN về chiến lược phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Xin bà cho biết một số kết quả bước đầu về sự hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tỉnh Lai Châu?

Qua nhiều lần tiếp xúc, trao đổi và nghiên cứu ở những nơi mà Tập đoàn CNCSVN đã đầu tư, chúng tôi quyết định mở hướng để họ vào đầu tư trên đất Lai Châu. Năm 2006 chúng tôi đồng ý cho trồng khảo nghiệm để đánh giá sự thích nghi của cây đối với môi trường khí hậu nơi đây. Sau 2 năm nhận thấy cây cao su tồn tại và phát triển được trên vùng đất Lai Châu. Từ những kết quả ban đầu ấy, Tỉnh ủy ra Nghị quyết, HĐND tỉnh ban hành chính sách. Từ đó đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 9.500 ha cao su và dự kiến năm nay sẽ trồng mới được 2.000 ha nữa. Cuối năm nay sẽ có khoảng 500 ha cho khai thác. Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020 tỉnh Lai Châu sẽ trồng được 50.000 ha cây cao su (trong đó có 30.000 ha cao su đại điền).

Đó là một kết quả rất nhanh. Phải chăng Lai Châu rất thoáng trong kêu gọi đầu tư?

Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Lai Châu luôn được chúng tôi coi trọng. Địa phương tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, chúng tôi vẫn phải có những điều kiện ngặt nghèo để đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của người dân.

Liệu như thế nhà đầu tư có dè dặt, thưa bà?

Các đồng chí trong Tập đoàn CNCSVN cũng đã có lần “kêu” với chúng tôi rằng địa phương làm chặt chẽ quá. Chẳng hạn như chúng tôi phải thống nhất một cái mẫu hợp đồng góp đất của người dân với Tập đoàn. Làm như thế là chặt chẽ, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân. Việc này phía Tập đoàn ủng hộ và đã có được một cái mẫu như thế. Nhân dân đồng tình ủng hộ. Rồi nữa, chúng tôi yêu cầu phía Tập đoàn phải cam kết thực hiện nguyên tắc đảm bảo tốt nhất các quyền lợi cho người dân vì đại bộ phận đồng bào đều rất khó khăn. Trong đó có một nguyên tắc quan trọng là đảm bảo tốt nhất về chất lượng giống cây trồng và có các chính sách hỗ trợ cho đồng bào trong chu kỳ cây cao su phát triển.

Còn người dân, họ được hưởng sự quan tâm đó như thế nào thưa bà?

Đó là việc ra đời chính sách và kịp thời điều chỉnh những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách. Năm 2008 chúng tôi có Nghị quyết HĐND tỉnh về ban hành cơ chế chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn. Đến năm 2012, chính sách đó được điều chỉnh theo hướng có lợi cho người nông dân nhiều hơn. Cụ thể, hỗ trợ người dân chuyển đổi đất từ nương rẫy, đồi núi trọc, rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su. Cứ 1 ha chuyển đổi sẽ được hỗ trợ từ 3 đến 6 triệu đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ 200.000đ/ha cho các tổ làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào việc chuyển đổi này. Hỗ trợ nhà ở cho công nhân (80% công nhân các đội thuộc 3 Cty cao su của Tập đoàn CNCSVN là đồng bào góp đất). Cứ quy mô 300 ha cao su thì lập 1 đội công nhân và làm 2 nhà ở. Điện lưới và nước sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu cuộc sống công nhân. Những nơi chưa có đường giao thông tỉnh sẽ hỗ trợ cho Cty bằng cách cứ có 100 ha cao su được đầu tư 1 km đường với mức 200 triệu đồng.

Công bằng mà nói, địa phương nông nghiệp thì tác phong cũng nông nghiệp. Từ lao động thuần túy làm nương rẫy nay vào làm công nhân liệu có đáp đáp ứng được không?

Trồng cao su sau 7 năm mới cho thu hoạch và chu kỳ của nó là 30 năm nên việc gì làm bây giờ cũng phải được cân nhắc tính toán kỹ. Ưu tiên số một trong cam kết giữa Tập đoàn với địa phương là lao động trong các đội sản xuất phải là con em đồng bào nơi góp đất. Tiến tới vài năm nữa, Tập đoàn xây dựng NM chế biến mủ cao su tại Lai Châu thì một bộ phận lao động trong các dây chuyền đó cũng là người của địa phương. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu trong quy trình từ làm đất, đào hố, trồng, chăm sóc cây cao su, đến sau này là cạo mủ, tham gia vào công đoạn chế biến mủ thì phía Tập đoàn cần phối hợp tốt với các Trung tâm dạy nghề trong tỉnh mở các lớp đào tạo; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở NN-PTNT và các huyện để tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho số lao động này. Chúng tôi nhận thấy trong các đội sản xuất hiện nay về cơ bản lao động địa phương đáp ứng được công việc của mình.

Cuối năm nay, Lai Châu có 500ha cao su cho khai thác. Giá trị vẫn đang ở phía trước nhưng với tư cách là một nhà làm chính sách, bà có thể đánh giá phần nào về hiệu quả của cây cao su trên đất Lai Châu?

Những việc làm của Tập đoàn CNCSVN tại Lai Châu được tiến hành rất bài bản, khoa học. Cao su được trồng với quy mô rộng lớn. Nhờ đó đã thay đổi nhiều tập quán làm ăn lỗi thời, lạc hậu, kém hiệu quả của đồng bào. Từ những vùng đồi núi trọc trơ trọi sau nhiều năm làm lúa nương kém hiệu quả bị bỏ hoang nay được phủ kín bởi màu xanh của cây cao su đang hứa hẹn những tấn “vàng trắng” mang về cho đồng bào. Tính toán, nếu trồng 1 ha cao su cho thu hoạch 1,5 tấn mủ quy khô với giá bán hiện nay người dân sẽ có lợi nhuận 60-70 triệu đồng, khó có cây gì bằng. Hơn thế chu kỳ khai thác lại dài, những 30 năm, nghĩa là thu nhập rất ổn định.

Trân trọng cảm ơn bà!

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm