| Hotline: 0983.970.780

Cây cao su ở Lào Cai: Vẫn thận trọng

Thứ Sáu 29/10/2010 , 10:46 (GMT+7)

Với thế mạnh của một tỉnh miền núi, có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nhưng Lào Cai vẫn dè dặt trong việc tiếp nhận cây cao su.

Với thế mạnh của một tỉnh miền núi, có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nhưng Lào Cai vẫn dè dặt trong việc tiếp nhận cây cao su. Đây là cây trồng mới, mặc dù có giá trị kinh tế cao, với phương châm: Thận trọng, chắc chắn, Lào Cai đang hoàn thiện việc qui hoạch, xây dựng chính sách…để cây cao su mang lại lợi ích cho người dân…

Sau khi hoàn thành việc rà soát 3 loại rừng, tỉnh Lào Cai hiện còn 94.657 ha đất trống đồi núi trọc, 201.775 ha rừng sản xuất. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cao su, khu vực thích hợp trồng cao su ở Lào Cai là những địa phương nằm dọc hai bờ sông Hồng và sông Chảy địa hình đồi núi thấp, tương đồng với thổ nhưỡng, khí hậu phía Trung Quốc đang phát triển cây cao su rất hiệu quả.

Diện tích qui hoạch trồng cao su của Lào Cai dự kiến khoảng 11.500 ha, tập trung ở các huyện: Bát Xát 4.420 ha, Văn Bàn 2.600 ha, Mường Khương 680 ha, Bảo Thắng 2.800 ha, TP.Lào Cai 1.000 ha. Để tạo điều kiện cho việc thâm canh và chế biến, chủ trương của Lào Cai là phát triển cây cao su theo hướng đại điền. Sau khi mô hình cao su đại điền hình thành phát triển thành công sẽ mở rộng diện tích cao su tiểu điền, khi đó diện tích cao su của Lào Cai có thể đạt 20.000 ha.

Theo kế hoạch, từ năm 2010 mỗi năm tỉnh Lào Cai giao cho Cty CP Cao su Lào Cai (Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN) trên 3.000 ha để tổ chức trồng, hết năm 2013 sẽ hoàn thành trồng 11.500 ha cao su đại điền, năm 2014 xây dựng NM chế biến mủ cao su tại khu công nghiệp đông Phố Mới.

Từ năm 2009, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trồng 30 ha cao su đại điền tại Làng thanh niên lập nghiệp ở xã Trịnh Tường (Bát Xát), 171 ha tiểu điền ở hai huyện Bát Xát và Mường Khương. Toàn bộ diện tích cao su đó đến nay đều phát triển tốt. Năm 2010 Lào Cai đã trồng được 160 ha cao su đại điền, 476 ha cao su tiểu điền, dự kiến hết tháng 12/2010 trồng thêm 214 ha cao su đại điền. Tổng diện tích cây cao su đến hết năm 2010 của Lào Cai là 1.051 ha.

Mặc dù cây cao su cho giá trị kinh tế cao, nhưng là cây trồng mới nên chưa nhận được sự đồng thuận của người dân trong vùng qui hoạch. Nhiều người chưa tin cây cao su mang lại thu nhập, nên việc góp đất trồng cao su của bà con rất dè dặt. Tỉnh Lào Cai hiện vẫn chưa ban hành được chính sách phát triển cao su, việc góp cổ phần bằng đất chưa được xác định cụ thể, nên chưa thu hút được đất đai, nhân lực của người dân. Bên cạnh đó người dân chưa quen với SX công nghiệp, chưa có kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su, chưa có vườn ươm, cây cao su vẫn phải mua của các tỉnh Nam bộ, đội ngũ tổ chức, chỉ đạo trồng cao su thiếu kinh nghiệm…do đó tốc độ trồng cao su chưa được đẩy nhanh.

Ông Nguyễn Quang Hưng- PGĐ Sở NN-PTNT Lào Cai: Để đảm bảo kế hoạch đến hết năm 2013 Lào Cai trồng được 11.500 ha cao su, đây là thách thức lớn đối với chúng tôi. Tỉnh Lào Cai đang bàn bạc, thống nhất với Tập đoàn Công nghiệp cao su VN một số cơ chế liên quan đến việc đóng góp cổ phần bằng giá trị đất của các tổ chức kinh tế và các hộ gia đình. Từ đó mới phát triển bền vững cây cao su trên đất Lào Cai.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm