| Hotline: 0983.970.780

Cay đắng phận bán dâm nam

Thứ Ba 16/07/2013 , 14:24 (GMT+7)

Bỏ nhà lên Hà Nội tìm việc làm, Định (19 tuổi, Vĩnh Phúc) hy vọng có một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, cuộc đời đưa đẩy Định vào con đường mại dâm, khó có lối thoát.

Bỏ nhà lên Hà Nội tìm việc làm, Định (19 tuổi, Vĩnh Phúc) hy vọng có một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, cuộc đời đưa đẩy Định vào con đường mại dâm, khó có lối thoát.

19 tuổi, Định nhỏ thó, khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo. Nhà Định không nghèo, bố mẹ đều là cán bộ Nhà nước, nhưng Định học hành không vào. Dù bố mẹ ép đi học thêm đủ kiểu song kết quả học tập của Định luôn gần đội sổ. Học hết lớp 9, Định xin bố mẹ nghỉ học, đi học nghề hoặc theo anh họ nhưng bố Định vừa chửi mắng, vừa cầm gậy vụt con. Với ông, Định là nỗi hổ thẹn của gia đình. 

Được “chạy” vào cấp 3, Định vẫn cố gắng cắp cặp tới trường, mặc dù chữ nghĩa cứ nhảy múa trước mắt cậu như ma trận. Nhưng đến khi bố ép Định đi thi đại học thì cậu không thể chịu được. Để tránh nghe lời mạt sát của bố, nước mắt sụt sùi của mẹ, cậu bỏ nhà lên Hà Nội. Khi đấy Định mới 17 tuổi.

Lúc đầu, cậu sống nhờ một người bạn, đi xin làm bưng bê cho quán phở. Nhưng công việc quá nhếch nhác, bà chủ cũng ngoa ngoắt, suốt ngày chửi bới nhân viên nên Định bỏ. Cậu đi phụ hồ cho người ta, song công việc bữa đực, bữa cái. Định đói dài, người bạn có người yêu đến sống cùng nên không cưu mang được Định. Buồn chán, Định lang thang ở hồ Thiền Quang. Có việc thì làm, không việc thì ngắm người qua lại, tối nằm trên ghế đá ngủ.

Ảnh minh họa của ANTĐ

Một chiều, một phụ nữ cao to, tóc dài, mặt trát phấn bự, môi to son đỏ chót đã rủ Định đi chơi, mời ăn uống rồi rủ về nhà ngủ. Cậu nghĩ đã gặp người tốt, thương cảm mình nên hồn nhiên đi theo. Nhưng đến tối, người phụ nữ lại lân la, vuốt ve đòi “gần gũi” Định. Lúc đầu, cậu cũng thấy ghê sợ, nhưng vì “cả nể” đã trót ăn uống một bữa túy lúy nên Định đành để im.

Đến khi, người phụ nữ cởi đồ, bảo Định “kích thích” thì cậu nhảy dựng lên kinh hãi. Té ra, người đó chỉ có phần trên giống phụ nữ, còn phần dưới thì y chang “mình”. “Em không đồng ý nhưng người đó vừa năn nỉ, giãi bày hết sức thương cảm. Hơn nữa, mình đã ăn nghỉ ở nhà người ta, mang cảm giác chịu ơn nên em đành chấp nhận cho họ muốn làm gì thì làm”, ánh mắt Định tối sầm.

Sáng hôm sau, người ta “tặng” cậu 200.000 đồng làm quà, rồi xin số điện thoại. Định những tưởng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó, nhưng ngày hôm sau, điện thoại của cậu réo chuông liên tục. Ở đầu dây bên kia toàn là giọng nam sượng sượng, léo nhéo rủ đi “chơi”. Đói khát nên cậu lại tặc lưỡi nhận lời “đi chơi” với đàn ông. 

“Sau vài lần nữa thì em mới nghĩ đó là một nghề có thể giúp mình lúc cơ nhỡ", Định buồn nản nói. Thời gian đầu, mỗi tháng, Định “bắt” 20-30 khách. Người nào sộp thì cho 400.000-500.000 đồng, có khách bèo chỉ trả 50.000 đồng, Định phải chịu vì họ cao to, xăm trổ đầy mình. Khách của Định chủ yếu là người đồng tính, họ truyền nhau số điện thoại của Định để gọi cho cậu khi có nhu cầu. 

Định quan hệ với rất nhiều “bóng kín” đã có vợ. Họ phải sống trong vỏ bọc giới tính, rất đau khổ và mệt mỏi. Họ bảo giá như ngoại tình với đàn bà thì đã đành, đây lại phải đi tìm bạn tình nam. “Em là đàn ông nhưng cũng ái ngại cho họ. Em thì bị đưa đẩy đến nghề này, còn họ thì không có sự lựa chọn. Lúc đó, tự nhiên cũng thấy gần gũi, cảm thông với nhau hơn”, Định tâm sự.

Định cho biết, sau 2 năm “hành nghề”, khách hàng thưa dần, cậu phải sang Bắc Ninh, Hải Phòng để “làm mới”. Cậu rất muốn bỏ nghề nhưng vì chưa tìm được việc. “Em đi khách ít lắm, chỉ là cầm cự lúc đói quá thôi. Hơn nữa, sống bám vỉa hè cũng như một cơn nghiện, tìm được động lực để dứt hẳn với mối quan hệ cũ thật là khó”, Định tâm sự.

Theo nghiên cứu “Nam giới bán dâm đồng tính ở Hà Nội” của đơn vị nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng thuộc ĐH Y, 49,5% mại dâm nam bán dâm dưới 1 năm, 13,8% bán dâm dưới 2 năm, 14,7% bằng hoặc hơn 5 năm. Hầu hết chỉ sau 2-3 năm các mại dâm nam đều tự động bỏ nghề bán dâm.

(Theo An ninh Thủ đô)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm