| Hotline: 0983.970.780

Cây dừa 3 ngọn, 3 loại quả chưa từng thấy ở VN

Thứ Hai 12/04/2010 , 14:23 (GMT+7)

Cây dừa một thân mà có tới ba nhánh, mỗi năm “sản xuất” hàng trăm trái. Đặc biệt hơn là vị của trái dừa ở mỗi nhánh lại khác nhau...

Cây dừa có ba nhánh, trái của mỗi nhánh có vị ngọt khác nhau

Cây dừa một thân mà có tới ba nhánh, mỗi năm “sản xuất” hàng trăm trái. Đặc biệt hơn là vị của trái dừa ở mỗi nhánh lại khác nhau... Đây được xem là cây dừa ba nhánh được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.

Cây dừa độc nhất vô nhị này do anh Thương Quang Minh, trú tại tổ 2, ấp Phú Hoà, phường Phú Đức, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước trồng cách đây 13 năm. Cây dừa có chiều cao khoảng 10m, đường kính thân chừng 25cm; 3 nhánh to đều nhau, đường kính khoảng 20 cm.

Cây dừa được trồng từ một trái dừa giống ngẫu nhiên trong vườn nhà anh Minh. Năm 2001, cây dừa cao chừng 3m thì đột nhiên chết không rõ lý do. Sau đó một năm, người nhà phát hiện 3 nhánh mầm nhú ra trên đỉnh và phát triển cho đến bây giờ.

Việc cây dừa này chết rồi sống lại với 3 nhánh chung một thân đã thu hút sự hiếu kỳ của người dân trong vùng. Hàng ngày có rất đông người đổ về nhà anh Minh chiêm ngưỡng cây dừa lạ.

“Cách nay 2 năm, một vị khách lạ đã trả giá 80 triệu đồng để mua cây dừa nhưng tôi không bán. Tôi nghĩ đây là cây dừa thiêng, từ ngày nó đâm ra ba nhánh mầm, gia đình tôi ăn nên làm ra nên không muốn bán” - anh Minh cho hay.

Được biết mỗi năm, một nhánh dừa có thể cho trên trăm trái và vị ngọt của trái dừa ở ba nhánh có độ khác nhau: ngọt đậm, ngọt vừa và hơi ngọt.

(Theo Dân trí)

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm