| Hotline: 0983.970.780

Cây dược liệu thoát nghèo

Thứ Ba 18/02/2014 , 11:03 (GMT+7)

Nói đến Bríu Pố, 64 tuổi (thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) người dân trong vùng ai cũng biết. Ông được biết đến với cái tên “vua” trồng cây ba kích.

Nói đến Bríu Pố, 64 tuổi (thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) người dân trong vùng ai cũng biết. Ông được biết đến với cái tên “vua” trồng cây ba kích.

Tốt nghiệp Khoa Sinh vật học, Đại học Thái Nguyên, ông Pố về quê dạy học nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông xin chuyển công tác về làm ở xã. Từng có 25 năm làm chủ tịch xã, bí thư nên ông luôn đi đầu trong các phong trào. Sau khi về hưu ông làm nghề nông nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, làm quanh năm chỉ nương nhờ vào cây ngô, cây sắn nên thiếu ăn vào mùa giáp hạt.


Ông Bríu Pố đang rửa củ ba kích vừa mới thu hoạch

Trong một lần cùng TS. Ngô Văn Trại, Viện Dược liệu Trung ương đi khảo sát địa hình đã tìm ra nhiều cây dược liệu quý hiếm, trong đó có cây ba kích. Sau khi nghe thông tin tìm được cây có giá trị lớn bà con trong vùng đổ xô vào rừng kiếm củ ba kích đem bán đổ bán tháo với giá rẻ.

Nhận thấy người dân vào rừng quá nhiều, nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này, ông bàn với vợ: “Giờ bà con mình vào rừng săn lùng cây ba kích nhiều quá, cứ đà này chẳng mấy chốc mà hết. Hay vợ chồng mình trồng thử xem thế nào?”.

Nói là làm, năm 2007 ông bắt tay vào trồng thử nghiệm gần 300 khóm (900 cây). Mỗi khi đi rừng về, củ thì đem bán dây thì đem trồng. Cứ thế vườn cây ba kích lại tăng dần lên. Mới đầu thấy hai vợ chồng ông Pố trồng cây ba kích, dân làng cho rằng vợ chồng ông bị điên. “Lúc đầu dân làng nói vợ chồng tui bị điên, đây là cây của Giàng, trồng làm sao sống được, nhưng tui vẫn cố gắng trồng”, ông chia sẻ.

Ông Pố ví von, đây là cây của những người lười lao động. Chỉ cần một năm bỏ công làm cỏ một lần thì cây sẽ lớn nhanh hơn và không cần bỏ phân. Trồng dây (cành) thì sau 2,5 - 3 năm cho thu hoạch củ. Nếu trồng bằng hạt thì lâu hơn từ 3 - 3,5 năm. Đặc biệt cây này dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ tiêu thụ.


Ba kích dễ trồng, dễ tiêu thụ

Đến nay, ông Pố có trong tay hơn 6.000 cây. Sau 3 năm trồng, cứ 1 hố trồng 3 cây được 1 kg củ. Đều đặn hàng năm vườn ba kích của ông có trên 2.000 cây tới thời điểm cho củ, cứ luân phiên thu hoạch tới đâu trồng tới đó “dễ như trồng khoai vậy”.

Với giá bán dao động từ 250 - 300 ngàn đồng/kg nhưng rất ít hàng để bán. Nếu tính trung bình 1.000 cây, mỗi năm cây dược liệu này cho hơn 33 tạ củ, 2.000 cây sẽ cho 66 tạ củ bán thị trường, ông thu về trên 200 triệu đồng.

Từ thành công đó bà con xã Lăng hầu đều học theo ông trồng cây dược liệu ba kích. Trong thôn Arớh hầu như ít hay nhiều đều trồng, hộ ít thì trồng vài trăm cây, hộ nhiều thì trồng ngàn cây như hộ anh Alăng Bưng 1.000 cây, Bríu Hú gần 5.000 cây. Tại thôn Pơrning, ngoài trồng ở các hộ gia đình, thôn thành lập HTX trồng ba kích để gây guỹ đem lại nguồn thu đáng kể.

Ông Bríu Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Lăng cho biết từ khi phát hiện cho tới nay chính quyền địa phương xác định đây là cây chủ lực cho công cuộc xoá đói giảm ghèo của xã nói riêng và huyện nói chung. Xã đang xây đựng kế hoạch phát cây ba kích trong thời gian sắp tới. Trong đó, sẽ tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu ba kích xã Lăng.

Theo UBND huyện Tây Giang, toàn huyện đã trồng được 20 ha ba kích (khoảng 20.000 cây). Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ cho người dân tự trồng. Đồng thời sẽ phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng thương hiệu ba kích Tây Giang. Ngoài cây ba kích, huyện còn ưu tiên phát triển thảo quả và táo mèo. Hiện thảo quả mới được trồng thử nghiệm với  diện tích 10 ha ở 2 xã Axan và Ch’ơm, tỷ lệ cây sống đạt rất cao.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.