| Hotline: 0983.970.780

Cây keo là nguồn nguyên liệu quan trọng mang tính toàn cầu

Thứ Tư 19/03/2014 , 10:24 (GMT+7)

Ngày 18/3, tại TP Huế đã diễn ra hội nghị khoa học quốc tế “Duy trì và phát triển rừng trồng các loài keo trong tương lai”.

Hội nghị do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) thuộc Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Quốc tế các tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp (IUFRO) tổ chức, với sự tham dự của 200 đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý lâm nghiệp, các doanh nghiệp lâm nghiệp.

Hội nghị là diễn đàn quan trọng để thảo luận và trao đổi các thông tin về khoa học, chính sách và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, năng suất, chất lượng và tính bền vững của rừng trồng các loài keo trên thế giới.

Loài cây keo đã và đang trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng mang tính toàn cầu với hơn 3,5 triệu ha, gồm các loại hình rừng trồng kinh tế tập trung, rừng phòng hộ, nông lâm kết hợp và hộ gia đình. Ở Việt Nam, các loài keo được trồng rất phổ biến và các hoạt động nghiên cứu, phát triển được triển khai rất thành công. Diện tích rừng trồng các loài keo ở nước ta khoảng 900.000 ha, cung cấp 90% trong tổng số 5,4 triệu tấn gỗ dăm xuất khẩu, trị giá khoảng 650 triệu USD, trong đó 300 triệu USD là lợi nhuận của người trồng rừng.

25 năm qua, VAFS đã hợp tác với cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia để tạo nên nền tảng khoa học vững chắc cho việc mở rộng rừng trồng các loài keo tại Việt Nam.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.