| Hotline: 0983.970.780

Cây ớt làm đủ nhà& cá đô 7 món

Thứ Năm 11/11/2010 , 11:13 (GMT+7)

Chị Hoàng Thị Dạ Hương, một người dân của làng Vĩnh Hoàng (làng nói trạng nổi tiếng), kể lại hai câu chuyện cây ớt làm đủ ngôi nhà gỗ và con cá đô làm được 7 món ăn cho cả làng.

Bàu Thuỷ Ứ, nơi xuất phát chuyện cá lóc 7 món. Người dân vẫn đến ngồi ở những chòi bên bàu mong câu được cá to

Làng Vĩnh Hoàng thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là nơi sinh ra những câu chuyện trạng nổi tiếng của thế giới. Những câu chuyện khi kể ra dù ai có khó tính đến mấy cũng phải cười nghiêng ngả. Chị Hoàng Thị Dạ Hương, một người dân của làng, kể lại hai câu chuyện cây ớt làm đủ ngôi nhà gỗ và con cá đô làm được 7 món ăn cho cả làng.

>> Lá mùng tơi chống trời
>> Huyền thoại Đá Mẹ Nằm
>> Về quê Tam Bành
>> Quả đồi quái dị
>> Sự tích diều... dái
>> Miếu ông hay bị sét đánh, miếu bà thì không
>> Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản
>> Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy
>> Kể chuyện dân gian

Chị Hương kể: Làng trạng Vĩnh Hoàng nay là làng Huỳnh Công Tây, có một cây ớt cực to. Thường thì cây ớt thấp bé, cao không quá đầu gối con người. Song ớt của Vĩnh Hoàng không chỉ cây to mà còn cho quả ngọt, thơm. Ngày ấy, có một vị khách đến thăm nhà ông trưởng làng. Gia đình mời khách quý ở lại ăn cơm. Giữa bữa cơm, vị khách xin quả ớt tươi. Chủ nhà đi vòng ra sau hè, lấy cây thang dài đến 12 bậc rồi theo hướng góc vườn đi hái ớt. Một hồi lâu sau, chủ nhà mang vào một nắm ớt chín đỏ tươi. Khách hỏi đi hái ớt ở đâu mà lâu vậy. Chủ nhà lại trả lời cây ớt của gia đình tôi cao lắm, phải dùng đến cây thang cao 12 bậc, leo lên mới hái được quả. Khách trố mắt, không tin, đòi xem cây ớt. Khi đến nơi mục sở thị, đúng là cây ớt to đến mấy người ôm, thân hình xù xì, đen nhẻm, cao vút tận trên ngọn cây là một đám lá xanh với sum suê quả ớt....Vị khách được thấy tận mắt cây ớt kỳ lạ nên rất bái phục đất đai ở vùng này quả thật là quá tốt, giàu chất dinh dưỡng nên mới trồng được những cây ớt khổng lồ đến thế.

Ba tháng sau, vị khách ấy trở lại thăm nhà ông trưởng làng. Lần này ông dẫn theo mấy anh bạn nữa để khoe với họ về cây ớt có một không hai. Khi đến nơi thì cây ớt chẳng thấy đâu. Ngôi nhà gia chủ ọp ẹp, xiêu xiêu hôm trước giờ đã được làm lại hoàn toàn bằng gỗ rất đẹp. Hỏi cây ớt đâu rồi, gia chủ trả lời đã đốn nó để làm lại ngôi nhà mà gia đình chúng tôi đang ở. Mấy ông khách tá hoả, lại càng bái phục về cây ớt của làng Vĩnh Hoàng...

Chị Hương cười nghiêng ngả cho biết: Thì ra đúng là có cây ớt thật. Song cây ớt đó mọc lên sau khi được con chim ăn quả ớt rồi “sản xuất” phân xuống trên ngọn cây gỗ khổng lồ bị bom đạn đánh cụt. Hạt ớt nảy mầm mọc lên cây non rồi bám rễ vào ngọn cây cổ thụ mà phát triển, cho quả. Còn cây gỗ nuôi cây ớt thì đen sì, xám xịt, trơ trọi không cành lá nên ai cũng cứ nghĩ rằng đó là... cây ớt. Song thật ra thì cây ớt nương nhờ gốc cổ thụ cụt ngọn mà vươn lên.

Nếu như cây xẻ gỗ làm được ngôi nhà, thì cái bàu (hồ) Thuỷ Ứ ở làng này tiếng tăm cũng không chịu thua, bàu có rất nhiều con cá đô (cá quả) to kinh khủng, chế biến đến bảy món ăn. Chuyện chị Hương kể thế này: Một người đàn ông đi câu cá ở bàu Thuỷ Ứ, ông ta bắt một con cóc làm mồi. Đến hồ, ông lấy đà vút dây câu một cái thì không ngờ dây câu văng sang bờ hồ phía bên kia. Trong lúc đang lo âu không biết làm cách nào để sang gỡ lưỡi câu đang mắc vào bụi thì một con chim cuốc nhảy ra ăn con cóc. Thấy vậy ông giật dây câu bắt chim cuốc. Khi đang kéo con cuốc thì con chồn từ trong bụi rậm thấy liền lao ra ngoặm con cuốc vào miệng, chồn lại mắc phải lưỡi câu. Mừng quá, ông kéo dây câu thì nghe bụp một cái, nước hồ văng tung toé, một con cá đô từ hồ lao lên đớp trọn con chồn vào miệng. Ông liền giật giây câu thế là con cá chồm lên chồm xuống động đậy cả mặt nước. Cầm cự đến chiều thì người thợ câu đưa được con cá vào bờ.

Bà con làng xóm xúm lại cùng nhau kéo con cá lên rồi dùng cuốc loại lớn để đánh vảy cá. Sau đó mỗi người được tặng một chiếc vảy mang về làm quạt mát thay vì quạt máy. Khi mổ bụng con cá ra có cả con chồn, mổ bụng con chồn có cả chim cuốc, mổ cuốc ra có hơn bát tép. Bà con phân nhau người làm cá, người nướng thịt chồn, kẻ làm thịt cuốc... Món tép thì rang lên, món cá đem rán, món lòng chồn xào sả, xương chồn kho rim, thịt thì hong, làm lẩu. Chỉ làm đơn giản song đếm đi đếm lại có đủ 7 món trong con cá đô cho một bữa liên hoan cả làng thật là vui. Kể từ đó đi đâu bà con cũng kháo nhau cá đô ở bàu Thuỷ Ứ to nhất nước.

Chia tay, chị Hương mời chúng tôi ăn dưa hấu, như chị giới thiệu thì dưa của Vĩnh Tú ngon nổi tiếng và quả rất to. Chị kể, giữa ruộng trồng dưa hấu của làng có quả dưa thật to bị khoét một lỗ. Một người đi làm đồng phát hiện cả bầy quạ chui vào trong quả dưa để ăn. Lấy tay bít lỗ hỏng ở quả dưa, cả bầy quả bay loạn xạ, quả dưa phập phồng như muốn bay lên, người này phải đè quả dưa xuống. Một con quạ chui ra từ trong quả dưa liền bị bóp chết. Tiếp theo một con nữa chui ra, rồi hai con, ba con... đến lúc bóp mỏi cả hai tay. Ngỡ đâu hết qụa trong quả dưa thì người này thả tay khỏi lỗ hỏng, không ngờ cả đàn quạ còn lại trong quả dưa bay ra đen trời. Khi hết mỏi tay ngồi đếm thì số quạ bị bắt bóp chết đến 99 con...

Trên đây chỉ là rất ít trong hàng trăm câu chuyện mà người dân xã Vĩnh Tú hôm nay thường “làm quà” cho bạn bè, du khách. Nhiều người công nhận rằng làng Huỳnh Công Tây ở xã Vĩnh Tú rất nổi tiếng với những câu chuyện như vừa kể. Bởi vậy dân gian có câu: "Nghe nói chuyện trạng. Trạng chi thì trạng chứ không bằng chuyện trạng làng Huỳnh Công Tây”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.