| Hotline: 0983.970.780

Cây tiền tỷ của người Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh

Thứ Tư 14/09/2016 , 09:15 (GMT+7)

Trên đỉnh núi Ngọc Linh có hàng chục đại gia giàu có nhờ trồng sâm Ngọc Linh. Ở đó, sâm được trồng ở đâu? Giới hạn ra sao? Bao nhiêu năm thì thu hoạch? Giá trị như thế nào... được chúng tôi phản ánh qua loạt bài này.

Trên đỉnh Ngọc Linh đồng bào dân tộc Xê Đăng trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng nguyên sinh nhiều vô kể. Nhiều người sở hữu vài chục ngàn cây, mỗi lần thu hoạch họ có trong tay chục tỷ đồng.

 

Tỷ phú sâm

Nhắc đến ông Hồ Văn Du ở nóc Măng Lùng, thôn 2, xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) khắp huyện nghèo này ai cũng biết. Ông có tiếng tăm về trồng sâm, đồng thời có những giai thoại tiêu không sợ hết tiền. Bởi ông là chủ sở hữu cả ngàn gốc sâm, có giá trị cả trăm tỷ đồng.

10-30-45_nh-1
Ông Hồ Văn Du chăm sóc cây Ngọc Linh

 

Vượt qua con đường mòn độc đạo qua những cánh rừng cổ thụ, nơi đó từng mái nhà san sát của người Xê Đăng cư trú. Hơn 1 ngày đường cuốc bộ, chúng tôi có mặt ở nhà ông Du. Nơi thâm sơn cùng cốc, nhà ông Du lát gạch hoa, sân đổ xi măng rất hoành tráng, quả là bất ngờ.

Ông Du chia sẻ: Vật liệu xây dựng đưa lên đây có giá cao gấp 5 - 10 lần so với ở trung tâm huyện. Như 1m2 gạch hoa bán ở thị trấn Tắk Pó 150.000 đồng thì đến đây phải 1,5 triệu đồng/m2; một bao xi măng có giá 500.000 đồng. Nói xong phần xây dựng trong nhà, ông đưa chúng tôi ra ngoài vườn chỉ vào căn nhà tắm. Xung quanh được đổ bằng bê tông, sắt thép và phía trên lắp hệ thống nóng lạnh năng lượng mặt trời.

Tổng chi phí hết 200 triệu đồng. Chưa hết ngạc nhiên về việc đầu tư xây dựng nhà cửa, tôi bất ngờ về việc ông thuê người giúp việc, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng. Do đó, mọi công việc trong gia đình, vợ chồng, con cái ông không phải đụng đến. Cơm có người bưng, nước có người rót....

Tôi hỏi: Gạch, xi măng đắt như vậy, sao không làm bằng gỗ cho rẻ? Ông cười: Bán vài kg sâm là đủ mà. Ông xách bình rượu ngâm sâm mời khách uống. Nhấp chén rượu ông kể, những ngày chưa ai đặt chân lên đây trồng sâm, ông đã sở hữu nhiều diện tích rừng. Ở đó, ông trồng hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh.

Ấy là vào năm 1980, khi mới 18 tuổi, ông Du được Ty Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng tuyển dụng để cùng với cán bộ đi khảo sát thành lập vườn sâm nhà nước. Nhờ thuộc lòng rừng núi Ngọc Linh qua những chuyến săn bắt thú rừng và biết những khu vực cây sâm tự nhiên. Để có được Trạm Dược liệu Trà Linh của ngày hôm nay, ông Du đã đóng góp rất nhiều.

10-30-45_nh-2
Những vườn sâm Ngọc Linh trên đỉnh núi

 

Khi di thực sâm tự nhiên về trạm dược liệu, ông lại cùng các công nhân tiến hành làm đất, lên luống để trồng theo đúng kỹ thuật tại khu vực có độ cao gần 2.000m dưới tán rừng già. Nhờ vậy, những năm sau đó, sâm Ngọc Linh tự nhiên bám rễ trổ bông và cho những hạt giống đạt chất lượng. Cả nhóm công nhân ai cũng vui mừng vì sau bao nhiêu gian khổ, cây sâm đã chấp nhận ở chung với con người, từ đây đã giải quyết bài toán bảo tồn, phát triển nguồn giống dược liệu quý.

Ngoài công việc của nhà nước còn bao nhiêu thời gian, ông phát triển trồng sâm cho gia đình. Đến nay ông có hơn 50.000 gốc sâm từ 1 - 10 năm tuổi. Tùy vào độ tuổi, tính trung bình ông có trong tay hơn hơn 100 tỷ đồng.

 

Mua nhà, có tiền cho con ăn học

Ở Trà Linh, ngoài ông Du, còn có nhiều đại gia khác. Họ có hàng ngàn cây sâm trồng trên núi, hàng ngày thuê người canh giữ. Gặp ông Hồ Văn Bông, ở thôn 2, xã Trà Linh hỏi về trồng sâm, ông cho biết: Gia đình có gần 10.000 gốc sâm từ 1 - 10 tuổi. Những năm qua, ông bán hơn 1.000 cây sâm loại 6 năm tuổi, giá trị 1 kg chừng 40 triệu đồng. Cứ 25 - 30 cây được 1kg.

10-30-45_nh-3
Một củ sâm Ngọc Linh 6 năm tuổi

 

“Số tiền đó, mình vừa mua một ngôi nhà ở trung tâm huyện với giá trị hơn nửa tỷ đồng để cho 4 người con xuống huyện ăn học, còn vợ chồng mình vẫn sống trên đỉnh núi trồng sâm. Bọn trẻ cần cái chữ chứ ở trên núi bám vào cây sâm thì không được. Mọi công việc thuê người khác làm hết”, ông Bông chia sẻ.

Theo ông Bông, củ sâm được khai thác sớm giá trị thấp, còn ông thường để lâu năm mới thu hoạch. Như vậy, giá trị đem lại rất cao. Hiện tại sâm Ngọc Linh loại 10 năm tuổi có giá bán hơn 70 triệu đồng/kg. Như vậy với số lượng gần 10.000 cây đang có trong tay trị giá gần vài chục tỷ đồng thì việc mua nhà ở huyện mà mua ở thành phố cũng dễ như trở bàn tay.

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loại sâm quý thuộc họ nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu 5, củ ngải rọm con, hay cây thuốc giấu… được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My, Quảng Nam và 2 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Tum. Phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm