| Hotline: 0983.970.780

Cây tràm hồi sinh ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Tư 18/05/2016 , 14:15 (GMT+7)

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ cho biết thêm, trong những năm qua Viện đã phối hợp với các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện nhiều nghiên cứu về cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh rừng tràm bền vững tại tỉnh Long An và Cà Mau.

Cây tràm (Melaleuca sp) là loài cây thân gỗ phân bố tự nhiên và được xác định là loài cây trồng chủ lực cho vùng Tây Nam bộ theo quyết định 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ NN-PTNT, đặc biệt trên vùng đất phèn nặng, ngập nước theo mùa của vùng ĐBSCL. Diện tích rừng tràm năm 2006 đạt 176.295 ha, chiếm gần một nửa diện tích ở ĐBSCL.

Tuy nhiên, với sự phát triển rừng tràm một cách ồ ạt và không theo quy hoạch, nguồn cung cấp gỗ tràm đã vượt quá nhu cầu nên giá trị cây tràm trên thị trường ở thời điểm đó đã bị giảm sút rất mạnh, xuống chỉ còn khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha.

Chính vì vậy nhiều chủ rừng ở ĐBSCL đã chặt bỏ rừng tràm để chuyển đổi sang trồng cây khác. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, đến năm 2015 diện tích rừng tràm vẫn tiếp tục suy giảm, chỉ còn hơn 71.350 ha (giảm 59,5% so với năm 2006).

Tuy nhiên, giá trị cây tràm đã được hồi sinh trong thời gian hơn một năm trở lại đây. Theo số liệu khảo sát đầu năm 2016 cho thấy giá gỗ tràm đã tăng lên đáng kể so với trước đây, rừng tràm sau 7 năm trồng có giá từ từ 110 - 130 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 - 5 lần so với lúc giá xuống thấp nhất.

Trao đổi với chúng tôi, GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Hệ sinh thái rừng tràm là một trong 3 hệ sinh thái chính của các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL. Hiện nay, biến đổi khí hậu thể hiện ngày càng rõ nét với tần suất cao và cường độ mạnh.

Theo các nhà khoa học tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, để phát triển bền vững rừng tràm rất cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu để tạo ra những giống mới có năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng. Để thành công, rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành và địa phương, các nhà khoa học và các doanh nghiệp.

Đặc biệt, hiện tượng xâm nhập mặn đã xảy ra rất nghiêm trọng tại vùng ĐBSCL trong năm nay, gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong vùng. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm thỏa đáng cho cây tram cả về công tác nghiên cứu và phát triển”.

TS. Kiều Tuấn Đạt, Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ cho biết thêm, trong những năm qua Viện đã phối hợp với các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện nhiều nghiên cứu về cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh rừng tràm bền vững tại tỉnh Long An và Cà Mau.

Kết quả 9 giống Tràm ta, Tràm lá dài và Tràm cajuput Úc đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Các kỹ thuật trồng thâm canh trên líp, kỹ thuật tỉa thưa đã đưa năng suất rừng đạt tới 40m3/ha/năm cho các giống tràm úc và 30m3/ha/năm cho các giống tràm ta.

Nhằm đảm bảo cung ứng giống tràm chất lượng cao cho bà con nông dân, Viện cũng đã xây dựng hơn 40ha rừng giống và vườn giống cho các giống tràm ta và tràm úc với sản lượng 400 - 500kg hạt giống/năm. Các vườn ươm của Viện có thể cung cấp khoảng 3 triệu cây giống/năm phục vụ nhu cầu sản xuất.

Việc chuyển giao giống và kỹ thuật thâm canh rừng tràm bền vững đã được Viện chú trọng và đẩy mạnh trong thời gian vừa qua. Nhiều mô hình sử dụng giống, kỹ thuật do Viện nghiên cứu, kết hợp nuôi ong và nuôi cá trong rừng tràm đã được bà con nông dân xây dựng tại tỉnh Long An và Cà Mau và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.