| Hotline: 0983.970.780

Cây trôm Bình Thuận

Thứ Sáu 12/09/2014 , 11:15 (GMT+7)

Từ năm 2006, Sở NN-PTNT Bình Thuận đã có chủ trương cho phát triển cây trôm và coi đây là loại cây trồng có vai trò quan trọng trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Chinh phục đất cằn

Nhắc đến cây trôm, nhiều người nghĩ đến ngay đến huyện Tuy Phong, một vùng nắng, gió. Nhờ trồng trôm mà đời sống người dân nơi đây từng bước xóa đói giảm nghèo và góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc.

Người tiên phong trồng trôm phải kể đến anh Trịnh Toàn, xã Vĩnh Hảo. Năm 2005 anh bắt đầu trồng 2 ha trôm với vốn đầu tư khoảng 20 triệu đồng/ha, trồng trên nền đất đầy sỏi đá, không phải chăm sóc nhiều nhưng trôm vẫn phát triển tốt. Đến năm thứ 4 cây bắt đầu cho thu hoạch mủ. Thấy hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, đến nay đã có gần 50 ha trôm, trong đó 40 ha đã cho thu hoạch mủ, mang lại thu nhập cả tỷ đồng/năm.

Anh Toàn cho biết, trôm là loại rất dễ trồng phù hợp trên vùng đất đồi, khô hạn, chi phí đầu tư thấp, lượng phân bón chỉ bằng 30% so với cây trồng khác. Trung bình 1 sào trồng khoảng 100 cây, cự ly hàng cách hàng 3 x 4 m hoặc 4 x 4 m, tuy nhiên tùy vùng đất mà trồng cho thích hợp. Từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 3 - 4 năm.

Khai thác lấy mủ trôm bằng cách đục vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ có kích thước 2 x 2 cm) sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây. Sau đó các lỗ bị đục sẽ tiết ra mủ. Để mủ không bị vàng, dùng băng keo trắng quấn quanh thân cây, sau đó khoan lỗ, mủ tiết ra sẽ tụ cục bám trên băng keo. Dùng máy khoan dùi lỗ để lấy mủ sẽ ít làm cây tổn thương, mủ ra đều và nhanh lành vết da của cây.

Trung tâm KN-KN Bình Thuận triển khai các mô hình trình diễn SX cây trôm tại huyện Tuy Phong với diện tích 15,5 ha. Qua đó bà con đã nắm bắt được kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư thâm canh và phát triển cây trôm trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống", ông Nguyễn Tám cho biết.

Thu hoạch mủ trôm chủ yếu vào mùa nắng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau. Giá mủ tươi hiện dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nếu phơi khô thì giá từ 120.000 - 180.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh có hơn 500 ha trôm, chủ yếu tập trung ở huyện Tuy Phong (400 ha). Điều này chứng tỏ sự phù hợp của cây trôm với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng vùng đất khô cằn này. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Mủ được chế biến làm nguyên liệu phục vụ SX công nghiệp, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm, nước giải khát... Mủ trôm Tuy Phong đã trở thành hàng hoá. Song, do chưa được quảng bá rộng rãi nên mủ trôm nơi đây chưa có tên tuổi trên thị trường.

Tại hội thảo “Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu mủ trôm Tuy Phong” vừa qua, ông Nguyễn Tám, PGĐ Trung tâm KN-KN Bình Thuận đề xuất, để cây trôm phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm mủ trôm cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành. UBND huyện Tuy Phong cần chủ động lập quy hoạch phát triển SX cây trôm trên địa bàn để đa dạng hoá sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong vùng.

Trung tâm KN-KN sẽ tham mưu cho Sở NN-PTNT ban hành quy trình tạm thời về kỹ thuật “Trồng, chăm sóc và khai thác cây trôm theo hướng GAP” để hướng dẫn người dân thực hiện. Đồng thời tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác để người trồng đầu tư đúng mức cho vườn trôm đạt năng suất cao, chất lượng mủ trôm tốt hơn.

Ông Tám còn đề nghị Sở KH-CN giúp huyện Tuy Phong xây dựng thương hiệu mủ trôm Bình Thuận cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường gắn với liên kết 4 nhà để tiêu thụ ổn định sản phẩm cho người dân, giúp người dân trồng yên tâm hơn trong việc mở rộng diện tích, phát triển SX cây trôm.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất