| Hotline: 0983.970.780

Cây vải thiều tổ, kỷ lục Việt Nam

Thứ Ba 08/03/2016 , 09:03 (GMT+7)

Cây vải thiều tổ đã có cách đây gần 200 năm tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn. Theo các tài liệu còn lưu lại thì cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành) sinh ngày 10/5, năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ nhất), trồng cây này.

15-06-05_img_7171
Lãnh đạo huyện Thanh Hà nhận quyết định công nhận Kỷ lục VN cho cây vải tổ Thúy Lâm

Thanh Hà là huyện nông nghiệp ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình, sông Rạng, sông Văn Úc. Đây là lợi thế thuận lợi để phát triển cây đặc sản vải thiều.

Cây vải thiều tổ đã có cách đây gần 200 năm tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn. Theo các tài liệu còn lưu lại thì cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành) sinh ngày 10/5, năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ nhất), trồng cây này.

Cụ sinh ra trong một gia đình bậc trung giữ hàng chức dịch trong làng cuối thời Nguyễn tại làng Thúy Lâm, tổng Lại Xá, nay thuộc xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà. Cụ mất ngày 14/1 âm lịch năm 1923 (năm Khải Định thứ 7), hưởng thọ 75 tuổi.

Thời trai trẻ cụ Hoàng Văn Cơm chuyên buôn bán hoa quả dưới Hải Phòng. Năm 1870 trong một lần được dự tiệc với người Hoa Kiều tại Hải Phòng, được ăn loại vải ngon, cụ đã mang về 3 hạt ươm thử tại vườn nhà, do thích hợp với thổ nhưỡng phù sa ven sông Thái Bình và khí hậu khu vực, cả 3 hạt điều nảy mầm thành cây. Kết quả có 1 cây cho hương vị thơm ngon đặc biệt. Do quả vải này được hái từ cây vải có nguồn gốc từ Thiều Châu (Trung Quốc) nên được gọi tên là vải thiều.

Từ cây vải quý đó, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân rộng ra vườn nhà và được 8 cây thuộc thế hệ con, tặng cho những người thân trong gia tộc và làng xã. Với những ưu thế đặc biệt của loài quả này, nhà bác học Lê Quý Đôn có viết trong “Vân Đài loại ngữ” như sau: “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn thấy hương thơm, tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời”.

Đặc trưng vải thiều Thúy Lâm (Thanh Hà) có hạt nhỏ, cùi dày, ăn rất thơm và ngọt lịm như đường, không có vải nơi nào sánh được, ăn vải có tác dụng bồi bổ cơ thể. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh thì vải giúp tinh thần thêm minh mẫn, hạt vải có công dụng chữa lỵ, đậu mùa, đau răng… Vải thiều Thúy Lâm là giống cây ăn quả đứng đầu về tuổi thọ, chất lượng và năng suất cao đã được nhiều địa phương biết đến.

1144839333
Cây vải thiều tổ

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân trong vùng đã truyền tụng câu tục ngữ: “Cau Phù Tải, vải Thúy Lâm” để ghi nhận một loại cây đặc sản (Cau Phù Tải ở bên kia đò Giả thuộc huyện Kim Thành).

Vào tháng 5 đến hết tháng 6 hàng năm khi tiếng tu hú gọi bầy cũng là mùa vải chín, các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận lại về gom hàng. Ngày 20/6/1958, ông Lê Vi Mận đại diện cho cán bộ và nhân dân thôn Thúy Lâm mang 30 kg vải lên Phủ Chủ tịch để biếu Bác Hồ và được Bác khen Thúy Lâm có giống vải quý ăn rất ngon và khuyên nhân dân nên phát triển trồng giống vải quý này.

Từ đó vải Thúy Lâm phát triển mạnh ở nhiều nơi trong cả nước như Đông Triều (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lâm Thao (Phú Thọ), Đông Hưng (Thái Bình), Lục Ngạn (Bắc Giang)…Vải Thúy Lâm còn được đem trồng tại Cuba và Lào.

Trong nhiều năm qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh, du khách nước ngoài đã nhiều dịp về thăm cây vải thiểu tổ và để lại những dòng lưu niệm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của cụ Hoàng Văn Cơm.

vi-thieu-thnh-h-mng-cddl144838911
Sản phẩm vải thiều Thanh Hà VietGAP

Vải thiều Thanh Hà có nét đặc trưng và có nhiều ưu thế về chất lượng so với vải thiều được trồng ở các địa phương khác. Vải khi chín vỏ mỏng, gai lì, lớp vỏ lụa dai, hạt nhỏ, tỷ lệ phần thịt quả cao, có độ giòn của cùi, cùi vải ráo, khi bóc không bị chảy nước, ăn có cảm giác giòn và ngọt mát. Cũng nhờ những nét đặc trưng này mà người tiêu dùng phân biệt được giữa vải thiều Thanh Hà và vải thiều được trồng ở các vùng miền khác.

Từ năm 1992 huyện Thanh Hà đã triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng vải và cây ăn quả khác có giá trị, đưa diện tích vải từ 1.000ha đến nay toàn huyện có 3.927ha vải/6.476ha cây ăn quả, sản lượng vải năm 2015 đạt 27.977 tấn.

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả vải Thanh Hà, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ vững vị thế thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, từ năm 2011 quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP đã được áp dụng, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Toàn huyện Thanh Hà hiện có hơn 1.000ha vải thiều được áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 100ha vải sản xuất đủ điều kiện để đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP góp phần tạo ra sản lượng vải quả chất lượng cao. Năm 2015 có 10ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được xuất khẩu sang một số nước và đưa vào bán tại hệ thống siêu thị của TCty Thương mại Hà Nội (Hapro).

Năm 2007 sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.

Năm 2012 sản phẩm vải thiều Thanh Hà đạt TOP 50 sản phẩm uy tín, chất lượng do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.

Năm 2013 đạt TOP 10 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn và đạt TOP 10 sản phẩm uy tín, chất lượng do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.

Năm 2014 vải thiều Thanh Hà được bình chọn “Tinh hoa đặc sản ba miền”, TOP 10 sản phẩm uy tín chất lượng.

Ngày 16/11/2015 Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam “Cây vải thiều lâu năm nhất (cây vải tổ)” cho cây vải tổ Thúy Lâm.

Huyện Thanh Hà sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà tới đông đảo công chúng, vận động nhân dân sản xuất, chăm bón cây theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải.

Phấn đấu diện tích vải sản xuất 100ha theo quy trình VietGAP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Từng bước tạo đà để huyện sớm đi vào khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm