| Hotline: 0983.970.780

CDM - Công nghệ mới xử lý chất thải chăn nuôi

Thứ Tư 18/12/2013 , 10:55 (GMT+7)

“Sau khi xử lý bằng công nghệ CDM (Clean Development Mechanism), các loại chất thải chăn nuôi heo chảy ra môi trường trong như nước suối”.

“Sau khi xử lý bằng công nghệ CDM (Clean Development Mechanism), các loại chất thải chăn nuôi heo chảy ra môi trường trong như nước suối”. Nghe có vẻ khó tin, nhưng khi đến thăm mô hình xử lý chất thải của Công ty Chăn nuôi Phú Sơn (xã Phú Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai) do Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc thiết kế, thì chúng tôi đã tin.

CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

Trước khi vào đến khu xử lý chất thải nằm phía sau Công ty Chăn nuôi Phú Sơn, giữa khu dân cư khá đông đúc ở ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, ông Huỳnh Viết Thanh, cựu chiến binh của Sư đoàn 307 anh hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc bảo tôi: “Cậu thấy không, xung quanh khu xử lý chất thải có rất nhiều nhà dân”. Tôi hiểu, ý ông Thanh là chưa hề bị người dân than phiền vì ô nhiễm.

Và, đi vào bên trong khu xử lý chất thải, tôi mới thấy, lời ông Thanh nói quả không sai. Dù đang đứng phía trên hàng ngàn tấn phân heo, nước thải từ trại heo hàng ngàn con, nhưng không hề có mùi hôi như vẫn thường thấy ở các trại heo khác. “Thật khó tin”, tôi thốt lên. Ông Thanh cười: “Đây là tâm huyết của chúng tôi, là công sức của cả một tập thể kỹ sư, chuyên gia về môi trường, sinh học trong nước và chuyên gia từ Đức, Mỹ đấy”.

Ông Thanh cho biết, công nghệ xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch CDM là công nghệ mới, được ứng dụng tại hầu hết các quốc gia tiên tiến, nhằm thu hồi khí metan, xử lý triệt để nước thải khi ra môi trường, từ đó giảm thiểu ô nhiễm, giúp doanh nghiệp không những không tốn chi phí xử lý nước thải, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả sản phẩm, cung cấp nguồn điện giá rẻ từ năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện và phát triển bền vững.


Hệ thống máy sục khí, một công đoạn trong xử lý thải

Dẫn tôi đi tham quan một vòng, kỹ sư Bình, người phụ trách về kỹ thuật tại đây cho biết: Công ty Chăn nuôi Phú Sơn có qui mô 45 ngàn heo các loại, lượng nước thải khoảng 1.000m3/ngày đêm và độ ô nhiễm COD lân cận tương đương 16.000mg/lít nước (chỉ tiêu cho phép 400mg/lít nước).

Trong khi đó, đa số các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí Biogas (tác nhân gây hiệu ứng nhà kính và làm ô nhiễm môi trường) để phục vụ sản xuất.

Sau khi có các kết quả nghiên cứu, thẩm định khoa học, chúng tôi đã tư vấn cho Phú Sơn sử dụng công nghệ CDM để xử lý triệt để chất thải và ô nhiễm. Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải này, không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm và khí thải mà còn tận dụng nguồn năng lượng từ nguồn khí Biogas để phát điện, phục vụ sản xuất.


Hầm biogas trong hệ thống xử lý thải teo cơ chế CDM ở công ty chăn nuôi Phú Sơn của Hoài Nam – Hoài Bắc

“CDM là cơ chế phát triển sạch nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tối đa lượng carbon gây hiệu ứng nhà kính. Công nghệ này của Mỹ, nhưng để áp dụng vào thực tế ở Việt Nam, cũng không phải đơn giản. Chúng tôi đã nghiên cứu, cải tiến công nghệ này với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về môi trường của Đức, Mỹ và Việt Nam”, kỹ sư Bình nói.

ĐI ĐẦU TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI

Ông Thanh khẳng định, Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc hiện là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) này. “Đây là công nghệ Hoa Kỳ, nhưng để áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất, chăn nuôi tại Việt Nam thì còn phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và cả những bí quyết về hóa chất trong xử lý chứ không phải cứ mang về là áp dụng đâu”, ông Thanh nói.


Phân heo, chất thải từ heo ra môi trường không còn đục ngầu, hôi thối

Giới thiệu về qui trình hệ thống xử lý thải tại Công ty Chăn nuôi Phú Sơn, kỹ sư Bình giải thích: “Ban đầu chất thải được tập trung tại các hầm Biogas, sau đó theo đường dẫn đến bể lọc sinh học, từ đây chất thải tiếp tục theo mương dẫn hình chữ chi nhiều lớp để đến bể hiếu khí sinh học (Aerotank). Trước khi hòa vào môi trường, nước thải còn qua điểm tập kết nữa là hồ sinh học".


Bể Sinh học Aerotank

Dẫn tôi đến khu vực đường ống dẫn nước ra môi trường, ông Thanh múc một gáo nước lên và đổ vào chiếc ca nhựa đưa lên sát mặt cho tôi xem. Đúng là nước trong vắt và không hề có mùi hôi. Nếu mang ra ngoài, không ai tin ca nước này trước đó là phân và các loại chất thải từ heo!

Nói về hệ thống xử lý thải của Tập đoàn Hoài Nam –Hoài Bắc, ông Hà Văn Sơn, Giám đốc Công ty Chăn nuôi Phú Sơn cho biết: “Vấn đề xử lý nước thải không hề đơn giản, nhất là chất thải từ heo. Chúng tôi đã đi tham quan nhiều công nghệ nhưng không hài lòng. Đến khi được giới thiệu công nghệ xử lý chất thải theo cơ chế sạch của Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc thì thấy được và năm 2011 tiến hành làm.


Kỹ sư Nguyễn Văn Bình giới thiệu về bể lọc sinh học

Công trình đã làm xong giai đoạn 1 và đưa vảo sử dụng, gồm 2 hầm biogas, hệ thống đường ống, mương máng, bể hiếu khí (Aerotank), bể lọc sinh học... Hiện chúng tôi đang tiến hành giai đoạn 2, làm thêm 1 hầm chứa biogas, tổng cộng 3 hầm, dung tích khoảng 30 ngàn m3 và đầu tư tiếp vào các hạng mục khác trong toàn hệ thống. Hiện nước thải ra môi trường đã đạt tiêu chuẩn của Bộ TN-MT (mức B, QCVN40/TNMT).


Đường mương dẫn nước thải giữa các công đoạn hình chữ chi với các lưới lọc

Như anh thấy đấy, nước trong như nước suối và không có mùi khó chịu. Hệ thống xử lý thải này không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm mà còn giảm đáng kể chi phí về điện. Sắp tới đây, chúng tôi sẽ đầu tư thêm 1 máy phát điện 250KV/A, và có thể không cần dùng điện lưới nữa”.

Ngoài Công ty Chăn nuôi Phú Sơn, Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc cũng đã lắp đặt hệ thống xử lý chất thải chế biến Thủy sản thu hồi biogas phát điện cho một số công ty thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp, xử lý chất thải cho trang trại chăn nuôi bò của công ty Vinamilk tại Lâm Đồng.

Trước đó, đã có một số số công ty chăn nuôi lớn tại phía Bắc cũng đã áp dụng công nghệ này. Trước khi đưa vào sử dụng, hệ thống đều đã được các ngành chức năng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm