| Hotline: 0983.970.780

'Cha đẻ' 3 bộ giống lúa ở An Giang

Thứ Hai 19/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Nông dân Danh Văn Dưỡng ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn là cha đẻ của 3 bộ giống lúa mới, có tính chống chịu tốt, cứng cây, kháng sâu rầy và cho năng suất cao.

Các giống mới được lai tạo từ giống lúa mùa địa phương với giống OM 4926 giàu chất sắt, qua nhiều lần lai kép đã cho ra giống Hồng Ngọc - Óc Eo (gạo đỏ), Óc Eo 8 (gạo trắng), Huyền Ngọc (gạo tím đen). 3 loại gạo trên, khi nấu thành cơm đều có vị đậm, thơm và dẻo.

Ông Dưỡng cho biết, việc tạo thành công bộ giống mới là kết quả sau một thời gian dài dốc sức nghiên cứu thử nghiệm với nhiều tổ hợp giống gốc khác nhau.

Trong đó Hồng Ngọc - Óc Eo có giống "bố mẹ" là những giống "vang bóng một thời" như giống lúa nổi Tàu Binh và Jasmine 85 cộng với những giống từ Viện Lúa ĐBSCL. Giống lúa này cho phẩm chất gạo tốt, ít giống nào sánh bằng.

Nói về việc chọn tạo ra các giống mới phục vụ nông dân, ông Dưỡng cho biết thêm, ban đầu phải chọn giống có năng suất, sau đó là chú trọng đến chất lượng. Để giống lúa cho gạo có màu sắc riêng biệt phải mất khá nhiều thời gian, qua 9 mùa vụ thử nghiệm mới đạt yêu cầu.

“Gạo màu hiện nay được thị trường chấp nhận. Cty Thiên Ưng ở TP.HCM đang có chương trình hợp tác với tui để SX gạo màu làm sản phẩm cháo ăn liền, cơm sấy và nhiều mặt hàng dinh dưỡng khác”, ông Dưỡng nhấn mạnh.

Trước đây ông Dưỡng chỉ là một nông dân chuyên canh tác lúa mùa trên vùng đất Ba Thê. Năm 2006, ông được Hội Nông dân huyện Thoại Sơn chọn đi học lớp đào tạo "giảng viên nông dân" chuyên đề về "Kỹ thuật chọn tạo giống và SX giống lúa" do Viện Lúa ĐBSCL và ĐH Cần Thơ tổ chức.

Theo ông Giàu, diện tích SX các giống mới ở địa phương còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, trong thời gian tới xã sẽ quy hoạch cánh đồng lớn, nâng diện tích lên 600 ha trong năm 2017, xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Óc Eo gắn với du lịch.

Từ đó ông lao vào nghiên cứu và đã thành công, được bà con chọn giống Hồng Ngọc - Óc Eo để canh tác.

Anh Võ Văn Thành ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn sử dụng giống Hồng Ngọc - Óc Eo hơn 4 vụ, cho biết giống lúa này cho năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, bán được giá.

Lúa cứng cây, chống được sâu bệnh, đó là điều kiện tốt nhất để an tâm SX, không phải lo tốn tiền sử dụng thuốc sâu. Năng suất đỉnh điểm vụ đông xuân đạt 9 tấn/ha, lúa lại được giá nên nông dân phấn khởi lắm.

Không dừng lại đó, ông Dưỡng còn đứng ra thành lập tổ hợp tác (THT) chuyên SX, cung ứng giống. Ông là tổ trưởng cũng là người thầy hướng dẫn nông dân làm lúa giống, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng...

“Nhờ thầy Dưỡng hướng dẫn, mấy năm nay tôi đã ứng dụng chuyển vụ SX với bộ giống mới, năng suất, chất lượng gạo tốt, đầu ra cũng ổn định nhờ có bao tiêu nên rất yên tâm.

Với gần 12 ha, sau 4 mùa vụ SX giống Hồng Ngọc - Óc Eo đạt năng suất cao, giá cả tốt, về lâu dài tôi sẽ gắn bó với THT làm giống lúa này. Vụ ĐX tôi lãi trên 300 triệu đồng, vụ HT lãi khoảng 200 triệu”, anh Võ Văn Thành nói.

Ông Trần Hữu Giàu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Óc Eo cho biết, giống lúa của ông Dưỡng được nông dân nhiều nơi tin tưởng sử dụng vì có đặc tính cứng cây, SX được cả 3 vụ trong năm.

Bao gồm các giống Hồng Ngọc - Óc Eo năng suất 8 - 9 tấn/ ha (vụ ĐX), 5,5 - 6,5 tấn/ ha (vụ HT và TĐ), Huyền Ngọc - Óc Eo đạt 5 - 5,5 tấn/ha (vụ ĐX), 4 - 4,5 tấn/ ha (vụ HT và TĐ). Giống Hồng Ngọc - Óc Eo cho hạt gạo thơm, ngon, màu sắc lạ, được nông dân miền Bắc ráo riết săn lùng.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.