| Hotline: 0983.970.780

'Cha đẻ' máy tách vỏ đậu

Thứ Sáu 12/06/2015 , 06:13 (GMT+7)

Hạt đậu được tách bằng máy đạt độ sạch tối đa. Máy còn có độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng với hệ thống ngắt điện tự động khi có sự cố hoặc quá tải…

Với sáng chế máy tách vỏ đậu, ông Nguyễn Tấn Biền (SN 1953, ở thôn Bắc, xã Ninh Tân, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) được ra Hà Nội tham dự chương trình “Gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên nghiệp” cuối tháng 5/2015.

Chúng tôi về xã Ninh Tân, hỏi thăm ông “Biền sáng chế” từ người già đến trẻ ai cũng biết. Tìm đến nhà, ông Biền đang lắp ráp công đoạn cuối cùng chiếc máy tách vỏ đậu cho một nông dân ở Đăk Lăk đặt hàng.

Vừa làm ông vừa kể: "Chiếc máy tách vỏ đậu được tôi nghiên cứu chế tạo cách đây gần 10 năm và đến giờ mới hoàn thiện. Ý tưởng nghĩ ra chiếc máy này xuất phát khi thấy nông dân trong xã trồng đậu đến mùa thu hoạch rất vất vả trong khâu tách vỏ. 

Bà con phải đợi trời nắng thật gắt khi vỏ khô rang rồi mới dùng cây sào đập vào từng bao tải để tách hạt ra. Làm thủ công như thế này vừa mất công mất sức mà hiệu quả lại không cao. Từ đó, tôi bắt đầu mày mò nghiên cứu thực hiện ý tưởng chế tạo máy tách vỏ đậu".

Ban đầu chiếc máy do ông Biền sáng chế còn rất nhiều khuyết điểm, thân máy làm bằng gỗ cồng kềnh, muốn di chuyển phải cần mấy người khiêng vừa chậm, vừa mất công sức.

Ngoài ra, khi tách vỏ đậu độ rơi vãi còn nhiều, hạt được tách thoát ra ngoài bằng lưới dừng lỗ tròn chưa nhanh và phải dùng thêm quạt gió để thổi vỏ bay ra vừa tốn tiền điện vừa rườm rà.

Mặc dù máy còn nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng khi dự thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa” chiếc máy tách vỏ đậu của ông Biền vẫn đoạt giải Khuyến khích. Sau đó sáng chế này tiếp tục được giải Khuyến khích cuộc thi "Sáng tạo nhà nông năm 2009" do Trung ương Hội Nông dân VN tổ chức.

Không bằng lòng với chiếc máy tách vỏ đậu còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, ông Biền quyết tâm đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình sao cho máy tiện lợi và hiệu quả nhất.

Ngoài chiếc máy tách vỏ đậu, ông Biền còn có sáng kiến dùng động cơ xe máy bơm nước ra đồng, chỉ cần xe nổ máy để chế độ "mo" là khởi động được máy bơm nước thay vì phải kéo điện ra đồng để bật máy bơm… Ông Biền còn vận động gia đình tự nguyện hiến 400 m2 đất để làm đường nội đồng xây dựng NTM.

Ông đã thay bộ khung gỗ chiếc máy bằng khung sắt rất gọn nhẹ, dễ di chuyển, dùng cánh quạt gió ly tâm gắn thẳng vào mô tơ vừa giải nhiệt cho máy vừa tiện lợi hơn so với cách dùng quạt bàn cũ.

Hạt đậu được tách bằng máy đạt độ sạch tối đa. Máy còn có độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng với hệ thống ngắt điện tự động khi có sự cố hoặc quá tải…

Sau nhiều năm nghiên cứu, chỉnh sửa, máy tách vỏ đậu do ông Biền sáng chế hiện đã khá hoàn chỉnh. Mỗi giờ máy có thể tách được 120 kg đậu, năng suất bằng 6 lao động trong cùng thời gian đập vỏ đậu, hơn nữa máy có thể áp dụng rộng rãi cho các nông dân trồng đậu xanh, đậu đen, đậu ván…

Tiếng lành đồn xa, thời gian qua rất nhiều nông dân các tỉnh tìm đến đặt hàng mua máy tách vỏ đậu của ông. Đến thời điểm này ông Biền đã bán được hơn 15 chiếc máy tách vỏ đậu và còn 3 đơn đặt hàng mua máy đến hết tháng.

Theo ông Biền, ngoài hiệu quả của chiếc máy tách vỏ thì giá cả cũng không quá đắt, chỉ với giá 7,5 triệu đồng/máy nên người nông dân có thể đầu tư sử dụng.

Ông Biền cho biết: "Trong chuyến đi Hà Nội vừa qua, được tham quan các mô hình chế tạo máy móc, trồng trọt của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tôi đã có cơ hội gặp gỡ, giao lưu cùng 62 nhà sáng chế không chuyên khác trong nước và đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về những phát minh sáng chế rất có ích cho nông dân...".

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Tân cho hay, dù chỉ học sơ qua về kỹ thuật máy nhưng ông Biền đã sáng tạo ra nhiều loại máy móc giúp ích cho bà con trong xã.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm