| Hotline: 0983.970.780

Chăm bón thế nào cho cây lúa khỏe?

Thứ Năm 29/01/2015 , 09:19 (GMT+7)

Phân bón Văn Điển hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa khỏe...

Kết quả nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn SX cho thấy, canh tác cho cây lúa khỏe sẽ làm tăng sức đề kháng sâu bệnh, chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, sâu bệnh ít phát triển, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng năng suất, nâng cao chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư...

"Bắt mạch" cho lúa

Cây lúa khỏe có những đặc điểm sau: Giai đoạn mạ (cây con) đanh dảnh. Giai đoạn đẻ nhánh, đẻ tập trung, tốc độ vươn chiều cao cân đối giữa thân và lá, ngọn nở, giàn lúa đồng đều, màu sắc lá xanh sáng. Giai đoạn làm đòng, các nhánh lúa đồng đều, cây cứng, lá đứng, bản lá dày, màu lá xanh sáng bóng, gốc khóm lúa thông thoáng, mật độ từ 300-310 nhánh/m2, bẹ và thân lá có lớp lông gai dày;

Giai đoạn trỗ chín, trỗ thoát nhanh, vào hạt tỷ lệ mẩy cao, lá đòng vàng lá gừng khi lúa thu hoạch, hạt vàng sáng như hạt duối. Các đối tượng sâu hại, cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ xít, khô vằn, bạc lá, đạo ôn ít xuất hiện hoặc có nhưng chưa đến ngưỡng phòng trừ.

Để có cây lúa khỏe cần thực hiện đầy đủ, đồng bộ các biện pháp canh tác như giống, thời vụ gieo cấy, làm đất, bón phân, điều tiết nước, chăm sóc. Hiện nay các biện pháp giống, thời vụ gieo cấy, điều tiết nước đã cơ bản chủ động thì biện pháp sử dụng phân bón có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sức khỏe của cây lúa.

Các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng cây lúa đã xác định: Mỗi một giai đoạn sinh trưởng, phát triển có nhu cầu về môi trường đất (Ph), nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.

Thời kỳ cây con (cây mạ) cần lượng dinh dưỡng ít do hạt mầm cung cấp sau 2 lá thật cây mới bắt đầu cần dinh dưỡng, chủ yếu là lân để phát triển rễ và một lượng nhỏ đạm và các chất trung - vi lượng để cho cây mạ khỏe được khuyến cáo lựa chọn những chân ruộng không chua, có Ph từ 5,5-6, bón lót lân, phân hữu cơ hoai mục hoặc bón một lượng nhỏ phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại 5.10.3 từ 120-150 kg/ha là đảm bảo cho cây mạ khỏe. Thời kỳ lúa đẻ nhánh được tính từ khi cây lúa ra lá mới (lá nõn chuối). Đối với lúa gieo sạ thì cây con có từ 3,5-4 lá.

Với bộ giống lúa ngắn ngày khoảng trên dưới 100 ngày thì thời gian đẻ nhánh của lúa thường khoảng 4-5 tuần là kết thúc. Cây lúa đẻ nhánh theo thứ tự: Nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… Lúa lai, tạp giao đẻ nhánh nhiều hơn lúa thuần, với mật độ gieo cấy hiện nay có thể đạt được 300 – 340 bông/m2.

Để có năng suất bình quân 8 tấn thóc/ha, cây lúa đã lấy đi từ đất số lượng các yếu tố dinh dưỡng: Khoảng 145 kg N, 60 kg P2O5, 150 kg K2O, 460 kg SiO2, 23 kg MgO, 20 kg CaO, 5 kg S, 2 kg Fe, 200 g Zn, 150 g B, 150 g Cu trên mỗi ha.

Riêng thời kỳ đẻ nhánh cây lúa đã lấy đi gần ¾ số lượng dinh dưỡng trên, cây lúa đẻ nhánh không những cần đạm, lân, kali mà còn rất cần các yếu tốt dinh dưỡng trung lượng, vi lượng.

Do nhận thức chưa đầy đủ nên thực tế ở nhiều nơi bà con nông dân vẫn cho rằng giai đoạn đẻ nhánh cây lúa chỉ cần đạm là đủ, dẫn đến sự chăm bón mất cân đối, nặng về bón đạm, bón đạm lai dai, làm cho cây lúa đẻ nhánh kéo dài từ nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… làm cho toàn bộ các nhánh đều nhỏ bé, yếu ớt, nhánh chính (cấp 1) thành bông sau này ít hạt, ngắn bông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vụ lúa.

Do vậy việc lựa chọn loại phân bón để bón thúc cho cây lúa đẻ nhánh phải đảm bảo đầy đủ 13 yếu tố dinh dưỡng trong đó, yếu tố đa lượng NPK phải đảm bảo tỷ lệ (3-1-3) và các yếu tố trung, vi lượng chiếm khoảng 20% và phải được bón tập trung ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng để nuôi ngay nhánh con (Cấp 1); khi nhánh con phát triển mạnh sẽ kìm hãm không cho cây lúa đẻ thêm các nhánh cấp 2, cấp 3. Như vậy nhánh cấp 1 sẽ to, mập, khỏe và sau này hình thành bông to, nhiều hạt.

Phân ĐYT NPK 16.5.17 Văn Điển bón thúc có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng gồm đa lượng NPK chiếm 38%, 4 yếu tố dinh dưỡng trung lượng canxi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm 21% và 6 yếu tố dinh dưỡng vi lượng: kẽm, sắt, bo, đồng, man gan, môl líp đen chiếm 1%.

Tổng dinh dưỡng trong phân ĐYT NPK Văn Điển bón thúc cho lúa lên đến 60%, với mức bón 280-300 kg/ha hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ đẻ nhánh, làm cho cây lúa khỏe mạnh, các nhánh lúa tốt đồng đều, lá đứng, màu lá xanh sáng bóng, chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh.

Bước sang giai đoạn làm đòng, được tính từ khi cây lúa đứng cái (phân hóa đòng bước 1, bước 2) đến đòng già.

Chăm bón cho cây lúa khỏe lúc này không nên bón phân trực tiếp mà nên bón sớm, gửi phân vào đất bằng biện pháp bón lót sâu trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ nhằm hạn chế việc hồi xanh của cây lúa ở giai đoạn làm đòng khi được bón phân trực tiếp.

Phân bón được sử dụng để bón lót phải đạt đủ 13 yếu tố dinh dưỡng trong đó, đa lượng PNK phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp (2-1-0,5) và các yếu tố trung, vi lượng chiếm từ 38-42% với mức bón 550-600 kg/ha phân ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2 Văn Điển bón lót đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cây lúa làm đòng, nuôi đòng, trỗ bông và tích lũy dinh dưỡng vào hạt. Bón lót sâu cũng đồng thời trung hòa độ chua trong đất do phân bón Văn Điển chứa 20% chất vôi, kích thích bộ rễ lúa, ăn sâu vào các lớp đất dưới làm cho cây lúa vững chắc.

Phân bón ĐYT chuyên dùng lót Văn Điển NPK 5.10.3, NPK 6.11.2, NPK 10.12.5 có các chất dinh dưỡng NPK chiếm từ 18-27%, 4 yếu tố trung lượng: canxi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm 40%, đặc biệt hàm lượng silic làm cho cây lúa cứng cây, dày bẹ lá, dày lông gai, chống sâu bệnh chiếm đến 15% và 6 chất dinh dưỡng vi lượng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa ở thời kỳ làm đòng mà không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác vào giai đoạn đón đòng, nuôi đòng.

Cân đối phân bón

Phân bón Văn Điển hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa khỏe vì những lý do sau đây:

Một là có đầy đủ nhất các yếu tố dinh dưỡng (13 yếu tố dinh dưỡng) thiết yếu cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe gồm đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Hai là, thành phần các yếu tố dinh dưỡng trong các loại phân cân đối, phân bón lót có hàm lượng lân dễ tiêu cao từ 10-12% làm cho cây con phát triển nhanh bộ rễ, xúc tiến quá trình phân hóa, ré, hoa, tăng khả năng thụ phấn, tỷ lệ đạm, kali vừa phải giúp cho cây lúa khỏe giai đoạn làm đòng.

Tỷ lệ các chất trung, vi lượng cao đến 40%, trong đó, canxi chiếm đến 20% thay thế hoàn toàn việc bón vôi, khử chua ém phèn, tỷ lệ silic 15% giúp cho thân, bẹ, lá cứng, chống đổ ngã, chống sâu bệnh, các chất vi lượng giúp cho việc hình thành, nâng cao chất lượng hạt gạo. Còn phân chuyên dùng bón thúc bên cạnh tỷ lệ NPK 33% còn có các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng chiếm 22% thỏa mãn đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh.

Ba là, phương pháp ít lượt, chỉ tập trung bón lót và bón thúc, không cần bón đón đòng, nuôi đòng, nuôi hạt, giảm chi phí công bón phân, cây lúa khỏe.

Bốn là, sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển lúa ít sâu bệnh gây hại, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chưa đến ngưỡng phòng trừ, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng suất, chất lượng gạo.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất