| Hotline: 0983.970.780

Chấm điểm cho người... thu nhập thấp!

Thứ Sáu 10/09/2010 , 07:00 (GMT+7)

Căn cứ vào những tiêu chí mà UBND TP. Hà Nội đưa ra, giáo sư, bác sĩ cũng được liệt vào người thu nhập thấp để đăng ký mua nhà… Điều này khiến nhiều người cảm thấy chạnh lòng và xót xa, bởi nếu GS mà còn thu nhập thấp thì những người lao động bình thường là thu nhập gì?

Ảnh minh họa

Căn cứ vào những tiêu chí mà UBND TP. Hà Nội đưa ra, giáo sư, bác sĩ cũng được liệt vào người thu nhập thấp để đăng ký mua nhà… Điều này khiến nhiều người cảm thấy chạnh lòng và xót xa, bởi nếu GS mà còn thu nhập thấp thì những người lao động bình thường là thu nhập gì?

Đăng ký mua nhà: Giáo sư 10 điểm

Theo quyết định 34/2010 của UBND TP. Hà Nội về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị ở phần tiêu chí ưu tiên do UBND thành phố quy định: Giáo sư (GS); nhà giáo nhân dân; thầy thuốc nhân dân; nghệ sĩ nhân dân; người được khen thưởng Huân chương cao quý của Nhà nước (Huân chương sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập các hạng; Huân chương Quân công các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng; Huân chương chiến công các hạng; Huân chương Lao động hạng Nhất… Đây là những đối tượng được ưu tiên chấm 10 điểm khi đăng ký mua nhà thu nhập thấp.

Cùng với các GS là các PGS; nhà giáo ưu tú; thầy thuốc ưu tú; nghệ sỹ ưu tú; nghệ nhân; chiến sỹ thi đua Toàn quốc, người lao động có tay nghề bậc cao nhất của ngành nghề được cấp có thẩm quyền công nhận cũng được liệt vào các đối tượng ưu tiên riêng.

Nếu nhìn vào những đối tượng ưu tiên này, nhiều người không khỏi chạnh lòng và khó có khả năng cạnh tranh xếp hàng nộp đơn mua nhà thu nhập thấp. Bởi để đạt được học hàm GS, PGS, theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phải có bằng tiến sĩ từ 36 tháng trở lên.

Chức danh PGS phải đáp ứng một số tiêu chuẩn riêng như: đã có ít nhất 6 năm làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ ĐH trở lên; chủ trì ít nhất hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ ĐH trở lên...

Để được công nhận học vị tiến sĩ, cũng không phải là ít thời gian…

Đối với các chức danh thầy thuốc nhân dân, nghệ sĩ nhân dân… cũng tương tự.

Đưa vấn đề thời gian để có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ… ra đây để thấy rằng, để được công nhận, người đó phải bỏ ra rất nhiều công sức, phải chứng tỏ được tài năng và được cả xã hội công nhận… Vậy nhưng, các đối tượng này lại được xếp hạng dạng ưu tiên khi đăng ký mua nhà thu nhập thấp. Mang học hàm GS mà cũng chỉ được UBND thành phố Hà Nội xếp vào tiêu chí ưu tiên để mua nhà thu nhập thấp, sao thấy xót xa đến thế.

Trên thế giới, nếu được phong học hàm GS, được các giải thưởng như liệt kê tiêu chí ưu tiên của UBND TP. Hà Nội, người đó trở thành người có thu nhập cao trong xã hội vì chế độ đãi ngộ xứng đáng. Còn ở ta… Không biết khi đưa ra tiêu chí ưu tiên riêng này, UBND TP. Hà Nội nghĩ gì…

Bèo bọt phận… nghèo

Theo dự kiến, ngày mai, 10/9/2010 sẽ kết thúc đợt đăng ký mua nhà thu nhập thấp tại Chung cư CT1 ở Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông. Chung cư này có 382 căn hộ với giá bán dự kiến là 8,8 triệu đồng/m2. Đây là dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đầu tiên của cả nước được xây dựng và bán cho các đối tượng theo quy định.

Đến thời điểm này, số hồ sơ đăng ký hợp lệ chính thức vẫn chưa được phía chủ đầu tư Công ty Vinaconex Xuân Mai thông báo. Nhưng, được biết, số hồ sơ hợp lệ không nhiều vì phần lớn người đến đăng ký mua nhà khai sai, thiếu. Với hàng loạt các tiêu chí chấm theo thang điểm 100, ngay cả các cán bộ làm thủ tục cũng còn lúng túng không biết nên hướng dẫn người dân như thế nào để khai cho đúng là hợp lệ.

Tiêu chí chủ yếu của việc bán, thuê mua nhà thu nhập thấp là dành cho các đối tượng thu nhập thấp. Nhưng theo Quyết định 34/2010, người thu nhập thấp không chỉ là người có thu nhập bình quân dưới mức bình quân theo quy định của UBND TP. Hà Nội.

Có khá nhiều đối tượng người nghèo cũng là đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà thu nhập thấp, như: Hộ gia đình có ít nhất 1 người hoặc cá nhân (đối với trường hợp là hộ độc thân) thuộc đối tượng:

- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang (kể cả trường hợp đã nghỉ chế độ theo quy định);

- Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã nghỉ hưu theo chế độ quy định); Người lao động tự do, kinh doanh cá thể đảm bảo có thu nhập để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định.

Như thế, có thể thấy, số lượng người có thu nhập thấp và cần được mua nhà theo diện này là rất nhiều.

Từ rất lâu, Hà Nội không còn tồn tại chế độ phân nhà, hỗ trợ nhà đất cho các bộ công nhân viên. Với mức lương bình quân gần 2 triệu đồng/tháng cho người tốt nghiệp đại học, việc mua được nhà là không thể. Nhưng để chen đăng ký mua nhà thu nhập thấp xem ra còn xa vời hơn cả giấc mơ mua được nhà từ lương. Bởi số lượng căn hộ bán ra đợt này quá ít, chỉ 328 căn, nhưng đối tượng thu nhập thấp đủ điều kiện đăng ký mua nhà thu nhập thấp lại quá lớn. Việc phải chen “bục mặt” may ra mới được chọn là đối tượng để bán (bởi phía chủ đầu tư chủ trương người nào cao điểm nhất bán trước, theo thang điểm chấm 100), khiến cho người thu nhập thấp không đủ kiên nhẫn để đeo bám ý nghĩ trở thành chủ nhân của căn hộ thu nhập thấp.

Trong khi đó, chính bản thân người viết nhận được rất nhiều lời chào mời mua nhà thu nhập thấp tại CT1 Ngô Thị Nhậm. Nhiều “cò” đất cho biết có “chân trong” tại phường đã làm giấy tờ cho các đối tượng thuộc dạng ưu tiên, chắc chắn mua được. Nếu muốn mua, chỉ cần trả tiền chênh và làm ủy quyền sỡ hữu…

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm