| Hotline: 0983.970.780

Chăm lo đời sống người trồng cao su miền núi phía Bắc

Thứ Năm 16/03/2017 , 14:05 (GMT+7)

Sự kiện mở miệng cạo mủ thành công với năng suất cao của Cty CP Cao su Lai Châu đã minh chứng cho hiệu quả bước đầu của loại cây trồng này ở miền núi phía Bắc.

Đời sống người lao động trồng cao su, mà chủ yếu là đồng bào dân tộc, cũng từ đó được chăm lo tốt hơn.
 

8 năm gian khó

Sự kiện mở mủ cao su của Cty CP Cao su Lai Châu là cột mốc quan trọng đánh dấu chặng thời gian tám năm triển khai dự án phát triển cây cao su trên mảnh đất gian khó ở miền núi phía Bắc. Việc thực hiện dự án tại khu vực không có truyền thống trồng cao su biết trước sẽ đối mặt không ít thách thức, nhưng Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) vẫn thể hiện quyết tâm khắc phục khó khăn, vì mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho đồng bào nghèo các dân tộc vùng cao.


Cao su phát triển tốt và cho năng suất mủ cao tại Sơn La
 

Tại thời điểm này, ngoài Cty CP Cao su Lai Châu đưa vào khai thác 71ha, còn có 3 DN khác đã đưa một số diện tích cao su vào khai thác, gồm Cty CP Cao su Sơn La 150ha, Cty CP Cao su Điện Biên 42,5ha, Cty CP Cao su Hà Giang... Qua đánh giá ban đầu, vườn cây khai thác cho mủ khá tốt, năng suất đạt khoảng 0,6 tấn/ha trong năm khai thác đầu tiên và sẽ tăng lên trong các năm khai thác tiếp theo, chất lượng mủ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Như vậy, đã có cơ sở để khẳng định cây cao su đã sinh trưởng và phát triển tốt ở miền núi phía Bắc và chính thức cho mủ. Do đây chỉ mới là thời điểm mở cạo, năng suất vườn cây còn thấp, chưa có nhà máy chế biến thành phẩm... nên bước đầu có thể đánh giá những diện tích khai thác này đạt yêu cầu.

Sau khi đưa vào khai thác một số diện tích cao su trong năm 2016, sang năm 2017 và các năm tiếp theo, các công ty cao su sẽ tiếp tục đưa thêm các diện tích bảo đảm đạt yếu tố kỹ thuật vào khai thác. Cùng với việc mở rộng diện tích khai thác, năng suất và sản lượng mủ cũng sẽ tăng lên.

Từ tình hình đó, năm 2017, VRG sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ, trước tiên tại Lai Châu và Sơn La. Khi sản lượng khai thác tăng và có sản phẩm bán ra thị trường, có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, các công ty sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm lo, nâng cao đời sống cho công nhân lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương.
 

Đổi thay đời sống vùng trồng cao su

Đến nay, 9 DN cao su trực thuộc VRG tại miền núi phía Bắc đã trồng được 28.622ha cao su, với tổng số vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Sau thời gian kiến thiết cơ bản, cao su đã mang lại hình hài mới nơi vùng cao, tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc ngày càng nhanh.

Các công ty cao su đã giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Người dân trước đây chỉ thông thạo việc trồng ngô, hoa màu, nuôi gia súc gia cầm, thì nay đã quen dần với việc trồng, chăm sóc và tới đây là khai thác mủ cao su. Tham gia góp đất và vào làm công nhân cao su đã từng bước giúp đồng bào thay đổi tập quán du canh, du cư, chuyển từ phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu sang phương thức canh tác tiên tiến.

Dù phần lớn diện tích cao su đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhưng các công ty đã nỗ lực bảo đảm thu nhập ổn định cho công nhân lao động với mức bình quân gần 3 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài tiền lương, đồng bào còn được các công ty hỗ trợ trồng xen canh hoa màu trên đất cao su; hỗ trợ tiền vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Cùng với đó, các công ty đã thực hiện tốt chế độ chính sách cho công nhân lao động, giúp người lao động yên tâm SX.

Điển hình như Cty CP Cao su Sơn La, những năm qua, DN này đã ứng gần 6,8 tỷ đồng cho 1.201 hộ vay mua 1.201 con bò giống nuôi nhốt chuồng và trồng cỏ, diện tích trồng xen 2.653ha, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các bản trồng cao su.

Còn ở Cty CP Cao su Lai Châu, đơn vị đã ký hợp đồng dài hạn với 1.476 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 90,6%, trang cấp bảo hộ lao động với kinh phí 822 triệu đồng, đóng đầy đủ các chế độ bảo hiểm với kinh phí 9,6 tỷ đồng.

Riêng Cty CP Cao su Lai Châu II đã trồng mới hơn 4.700ha cao su tại 4 huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu). Vườn cây cao su phát triển tốt và ổn định. Mặc dù địa bàn trải dài 200km trên 4 huyện, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nhưng DN luôn thực hiện đầy đủ các chế độ cho công nhân lao động, cùng với các đơn vị khác thuộc VRG tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Cty cũng xây dựng 2 điểm trường mầm non, và 1 điểm y tế để cho con em cán bộ, công nhân viên được học hành và kiểm tra sức khỏe.

Ngoài việc bảo đảm các chế độ chính sách cho người lao động, Cty CP Cao su Hà Giang tích cực chăm lo đời sống công nhân, đẩy mạnh phong trào tình thương, tình nghĩa, giúp nhau khi có hoạn nạn khó khăn.

Trong 5 năm qua, Cty đã xây dựng và trao tặng 6 nhà “Mái ấm Công đoàn” với số tiền 180 triệu đồng, cấp bảo hộ lao động và đóng BHXH cho cán bộ, công nhân viên hơn 6,5 tỷ đồng. Công tác an sinh xã hội tại địa phương cũng được công ty tích cực tham gia, như hỗ trợ xã Tiên Yên 200 triệu đồng làm đường dân sinh, hỗ trợ ngân hàng bò huyện Bắc Quang 20 triệu đồng. Trong 5 năm qua, Cty CP Cao su Điện Biên cũng đã chi gần 1,5 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội.

Tổng Giám đốc VRG, ông Trần Ngọc Thuận khẳng định: "Qua đánh giá thực tế, mô hình tổ chức SX, trong đó người dân góp đất vào các công ty cao su là mô hình tốt, tích cực.

Ngoài lương công nhân, người dân còn được chia phần sản phẩm họ làm ra. Với một cây mới như cao su ở vùng Tây Bắc cho kết quả ban đầu như thế, hy vọng những vườn cây khác cũng sẽ cho kết quả tốt; dự án cây cao su đã thay đổi tập quán SX của người dân.

Ngoài SX, các công ty còn có sinh hoạt cộng đồng, tạo khí thế và tâm lý tình cảm tốt của người dân vùng dự án cao su. Đồng thời, các dự án cao su cũng góp phần xây dựng NTM".

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm