| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cây ngắn ngày ở Đăk Lăk

Chủ Nhật 16/06/2013 , 08:25 (GMT+7)

Đăk Lăk không những nổi tiếng về cà phê, cao su mà còn có diện tích cây ngắn ngày rất lớn, cho năng suất và hiệu quả cao.

Đăk Lăk không những nổi tiếng về cà phê, cao su mà còn có diện tích cây ngắn ngày rất lớn, cho năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất thường của thời tiết nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

ThS. Phan Hùng Cường, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Đăk Lăk và Th.S Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu & phát triển, Cty CP Phân bón Bình Điền có ý kiến dưới đây.

CÂY NGÔ LAI

Đăk Lăk là địa phương có diện tích và sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Diện tích gieo trồng hàng năm lên đến 120.000 ha với sản lượng 520.000 tấn, trong đó vụ HT có diện tích 70.000 ha, vụ TĐ 40.000 ha và vụ ĐX 10.000 ha.

Do có không ít diện tích được gieo trồng 2 - 3 vụ/năm và trồng liên tục nhiều năm nên độ màu mỡ của đất bị suy giảm nghiêm trọng. Khác với những năm trước, năm nay lượng mưa ở Đăk Lăk không đều, các huyện phía đông của tỉnh như Madrăk, Eakar, Krong Bong đều mưa muộn khiến cho phần lớn diện tích ngô đều phải gieo muộn, đến nay có mưa nhưng lại gặp nắng nóng xen kẽ nên bị nhiều sâu bệnh hại cũng như sùng ăn rễ tấn công, nhiều diện tích bị vàng lá, sinh trưởng kém.

Bắp là cây có tiềm năng năng suất cao, nhưng cũng là cây cần nhiều dinh dưỡng. Qua theo dõi thói quen canh tác của bà con nông dân thấy rằng rất nhiều hộ đã không chú ý bón lót, bón phân chậm so với các giai đoạn sinh trưởng của cây, bón thiên về phân đạm nên mất cân đối và thường bón thiếu so với nhu cầu của cây.

Việc không bón lót đã làm cho cây bị thiếu lân mà biểu hiện của nó là thân bị tối màu, nhiều lá chân ngả màu tím và sau này rễ kiềng không phát triển.

Bón phân cho cây bắp phải được tiến hành 3 lần, lần 1 bón lót lân vôi và một ít NPK, lần 2 bón thúc khi cây mọc được 6 - 7 lá có cả 3 dinh dưỡng là đạm, lân và kali, trong đó nhu cầu đạm là cao nhất, sau đó là lân và kali, và lần 3 bón thúc khi cây bắt đầu xoáy nõn (cần bón cân đối cả 3 dinh dưỡng NPK trong đó kali phải được ưu tiên hàng đầu, sau đó là đạm, còn lượng lân không đáng kể).

Bình Điền là Cty đầu tiên của VN SX ra nhiều loại phân thế hệ mới bón cho ngô rất hiệu quả: Bón lót nên sử dụng vôi + Phân lân Đầu trâu 46P+. Trong lân Đầu trâu có hợp chất Avail nên tiết kiệm được 40 - 50% so với lân thông thường trong DAP, hay supe.

Bón lần 2 nên sử dụng Đầu trâu tăng trưởng có công thức NPK: 19-12-6 + TE với số lượng 250 - 300 kg/ha. Với những ruộng không bón lót cần bón thêm 150 - 200 kg/ha (không sợ bị lốp đổ). Bón lần 3 nên sử dụng Đầu trâu chắc hạt có công thức NPK: 16-6-19 + TE với số lượng 250 - 300 kg/ha.

Lưu ý bón kết hợp với vun gốc để cây không bị đổ ngã và phải thoát nước mưa tốt cho phần thấp thường bị đọng nước sau mưa.

CÂY LÚA

Thông thường năng suất lúa ở Đăk Lăk rất cao, cao hơn cả đất phù sa của ĐBSCL. Tuy nhiên do bất thuận thời tiết nên cây lúa ở đây cũng đang gặp khó khăn, thiếu nước nên vừa nhiều cỏ, sâu bệnh vừa hao phân nhưng mã lúa vẫn kém, năng suất sẽ giảm.

Lúa nước thì đích thị cần nhiều nước, nhưng không phải lúc nào cây cũng cần nước giống nhau. Trong suốt 90 ngày sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì có 2 giai đoạn cần tháo nước ra, một là giai đoạn 30 - 35 ngày sau sạ. Nếu có điều kiện cần tháo kiệt nước cho mặt ruộng se lại để hạn chế việc đẻ chồi vô hiệu, đồng thời thúc đẩy việc phân hóa đòng.

Khi lúa được 40 - 45 ngày bóc ra thấy có đòng cỡ 1 mm, mã lúa chuyển sang màu vàng tranh thì cho nước vào và bón thúc ngay. Giai đoạn không cần nước nữa là từ 80 ngày sau sạ, vì ruộng khô sẽ thúc đẩy chín nhanh và dễ dàng trong thu hoạch.

Phân bón cho lúa hiệu quả nhất hiện nay là phân chuyên dùng cho lúa của Bình Điền. Đầu trâu Lúa 1 và Lúa 2. Đầu trâu Lúa 1 bón vào lúc 7 - 10 ngày sau sạ và 18 - 20 ngày sau sạ, Đầu trâu Lúa 2 bón vào giai đoạn 40 - 45 ngày sau sạ. Trong phân này ngoài việc cung cấp cân đối N,P,K trung vi lượng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà còn có hợp chất Agrotain nên sẽ tiết kiệm được 25% lượng phân đạm.

CÂY ĐẬU ĐỖ

Với điều kiện thời tiết hiện nay, cây đậu đỗ sẽ phát sinh nhiều rầy, rệp và sâu. Khi thấy xuất hiện một vài cây mà đọt không phát triển (hoặc hoa không nở) thì cần kiểm tra và xử lý ngay vì chắc chắn đã bị sâu hại.

Từ xưa ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm “Không lân không vôi thì thôi trồng đậu”. Khác với những cây trồng khác, lượng đạm cho cây đậu đỗ không cần nhiều vì có vi khuẩn cộng sinh trong rễ có thể tự cố định được nitơ trong không khí để dùng chung cho cả hai.

Tuy nhiên để vi khuẩn phát triển được thì cần ngay hàm lượng lân ban đầu, hơn thế nữa có lân thì hệ rễ mới phát triển nhanh, mới có chỗ cho vi khuẩn cộng sinh. Ngoài ra cây họ đậu cần nhiều trung vi lượng như Canxi, Bo, Molíp đen.

Tuy cần ít nhưng trong giai đoạn đầu khi vi khuẩn chưa phát triển thì cây lại cần đạm nên việc bón đạm sớm cho cây là điều cần thiết. Phân bón lót thích hợp nhất cho các cây đậu đỗ là lân Đầu trâu 46P+, bởi trong lân này có 18% đạm, 44 - 46% lân đạng dễ tiêu. Hơn thế nữa trong lân Đầu trâu 46P+ có hợp chất Avail nên tiết kiệm được 40 - 50% lượng lân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất