| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cây vụ đông không đơn giản

Thứ Năm 11/09/2014 , 09:26 (GMT+7)

Hai nhóm cây trồng chính vụ đông là nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu, lạc, ớt. Nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ… 

Vụ đông ở miền Bắc thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 ÂL và kết thúc cuối tháng giêng năm sau, là những tháng lạnh, khô điển hình, số giờ nắng trong ngày thấp; thậm chí nhiều ngày không có nắng làm cho cây trồng tổng hợp chất khô gặp nhiều khó khăn do hiệu suất quang hợp thấp dẫn đến năng suất không cao.

NHU CẦU DINH DƯỠNG

Hai nhóm cây trồng chính vụ đông là nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu, lạc, ớt. Nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ… Cây ưa ấm thường được trồng đầu vụ đến trước ngày 5/10 DL còn nhóm cây ưa lạnh trồng vào đầu tháng 10. Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy, để cho hoa lợi cao cây vụ đông cần những chất dinh dưỡng sau đây:

Các chất đa lượng: Đạm, lân, kali (NPK). Ngô và các loại rau cần lượng đạm nhiều hơn các loại cây có củ như khoai tây, cà rốt cần lượng đạm không nhiều, các loại cây như khoai lang, đậu, lạc cần lượng đạm rất ít. Nếu cung cấp quá thừa đạm sẽ dẫn tới cây yếu, lá mềm, tích nước tổng hợp chất khô kém, nhiễm sâu bệnh nặng, chất lượng nông sản giảm sút.

Các chất dinh dưỡng lân và kali cây trồng vụ đông cần nhiều, đặc biệt những cây trồng lấy hạt như ngô, lấy củ như khoai tây, khoai lang, lấy quả như ớt… Nếu thiếu lân và kali cây yếu còi cọc, thân lá phát triển không cân đối ít hạt, ít củ, mẫu mã củ quả kém năng suất thấp.

Các chất dinh dưỡng trung lượng gồm vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) là những chất thiết yếu đối với cây vụ đông. Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây trồng tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây trồng tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa đông để tạo năng suất cao. Chất silic không thể thiếu với các loại cây có lớp lông ở thân và bẹ lá như ngô, khoai tây, đậu tương và lớp phấn ở các loại rau quả.

Silic có vai trò kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh và hạn chế lượng nước bốc hơi nâng cao sức chịu hạn, chống đổ ngã cho cây trồng.

Các chất dinh dưỡng vi lượng gồm kẽm, bo, sắt, mangan, coban, đồng là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau củ quả hạt, quyết định chất lượng và hương vị của các sản phẩm cây vụ đông, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, đặc biệt những loại rau ăn lá.

Qua khảo sát nhiều địa phương ở miền Bắc cho thấy, với tâm lý thích rau củ quả phát triển nhanh, cho sinh khối lớn nên đã sử dụng quá nhiều đạm dẫn tới cây trồng phát triển không cân đối, thân lá mỏng mềm, dự trữ nhiều nước dễ nhiễm sâu bệnh nặng, năng suất không ổn định, chất lượng thấp, ô nhiễm môi trường nặng, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường.

PHÂN BÓN VĂN ĐIỂN CHO CÂY VỤ ĐÔNG

Nhiều năm qua, ở các địa phương Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên… được tiếp cận phân bón chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là một số phân chuyên dùng Văn Điển sử dụng cho cây trồng vụ đông:

- Cây ngô: Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót với tổng lượng dinh dưỡng trên 58% gồm có N = 5% , P2O5 = 10%, K2O = 3% , CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng bón 25 kg/sào (360 m2).

 Phân đa yếu tố NPK 14.8.7 bón thúc với tổng dinh dưỡng trên 58% bao gồm N = 14% , P2O5 = 8%, K2O = 7% , CaO = 12%, MgO = 6%, So2 = 9%, S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn lượng bón từ 28 - 35 kg/sào, chia làm 2 đợt.

Chăm bón cho cây vụ đông bằng phân chuyên dùng Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối 13 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được. Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Đợt 1 bón 30% lượng phân khi ngô có 4 - 5 lá. Đợt 2 bón hết số lượng phân còn lại khi ngô có 7 - 8 lá, mỗi lần bón phân cần vun kín đất và kết hợp tưới ẩm.

- Cây khoai tây: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 tổng dinh dưỡng 58%, lượng bón 25 kg/sào cùng với 5 tạ phân hữu cơ mục giải theo rạch luống phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, không để củ giống tiếp xúc với phân rồi lấp đất dầy 3- 5 cm có thể phủ rơm rạ giữ ẩm đất.

Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11, tổng dinh dưỡng trên 62% gồm N = 22%, P2O5 = 5%, K2O = 11%, CaO = 9%, MgO = 5%, So2 = 8%, S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.

Lượng bón từ 16 - 20 kg/sào chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 50% lượng phân khi cây khoai cao 15 - 20 cm, xới nhẹ 2 mép luống hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc sau đó rải phân và kéo đất ở rãnh luống lấp kín phân.

Đợt 2 bón hết số phân còn lại sau 40 - 45 ngày trồng. Rải phân vào hai mép luống rồi kéo đất ở hai rãnh luống vun cao, phủ kín phân, mỗi lần bón phân như trên cần kết hợp với tưới ẩm.

- Cây khoai lang: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK5.10.3. Tổng dinh dưỡng 58% lượng bón 15 - 20 kg/sào kết hợp với phân hữu cơ rải phân vào rạch luống, vùi lớp đất nhẹ sau đó đặt giây giống.

Đất SX vụ đông là đất sau vụ lúa mùa, thu hoạch đến đâu làm đất gieo trồng đến đó, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất đều cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi, đồng thời để lại một lượng hữu cơ tươi (gốc, rễ lúa) khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất ảnh hưởng đến môi trường phát triển cây trồng.
Bên cạnh đó, phân hữu cơ giảm sút, nhiều nơi trồng chay, đất nghèo kiệt các chất dinh dưỡng trung lượng magie, canxi, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng.

Bón thúc khi khoai ngả ngọn bò bằng phân đa yếu tô NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 5%, K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, So2 = 6%, S = 3% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.

Lượng bón từ 15 - 18 kg/sào, xới nhẹ đất 2 mép luống rải đều phân sau đó kéo đất ở rãnh vun luống cao vùi kín phân,

- Cây đậu, lạc: Trồng lạc và đỗ tương trên đất màu, sử dụng phân đa yếu tố NPK 4.12.7 lượng bón 25 - 30 kg/sào cùng với phân chuồng mục rải phân theo rạch luống lấp đất rồi tra hạt lên trên.

Với đậu tương trên đất hai lúa có nhiều cách làm nhưng đơn giản nhất: gặt để trừ gốc rạ 10 - 20 cm, cách một hàng tra hạt một hàng vào tất cả các gốc rạ, hoặc có thể gieo vãi trên nền ruộng khi đất còn mềm sau đó dùng 15 - 20 kg NPK 4.12.7 gồm N = 4%, P2O5 = 12%, K2O = 7%, CaO = 16%, MgO = 8%, So2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn (có thể bón muộn nhất vào lúc đậu ra lá thật).

Cây rau (bắp cải, su hào, súp lơ) bón lót trước khi trồng cây con bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 lượng bón 25 - 30 kg/sào.

Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11 tổng dinh dưỡng 62%, lượng bón từ 20 - 25 kg/sào chia làm hai đợt: Đợt 1 bón 30% lượng phân sau trồng 15 - 20 ngày; Đợt 2 bón hết lượng phân còn lại vào sau trồng 30 - 35 ngày, rải phân xa gốc xới đất ở mép ngoài phủ kín phân, thường xuyên tưới ẩm cho cây để cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.

Phân bón chuyên dùng Văn Điển là loại phân đa yếu tố ngoài 3 chất đa lượng NPK cân đối còn có 4 chất trung lượng là vôi 16% để khử chua, khử độc trong đất, nâng cao độ pH cho cây phát triển, chất magie 8%, chất lưu huỳnh 2% giúp cho cây trồng nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng quang hợp khắc phục thời tiết âm u kéo dài, tổng hợp nhiều chất khô, chất silic 15% giúp cho cây chống chịu sâu bệnh chống hạn, chống đổ ngã, các chất vi lượng giúp cho cây trồng tổng hợp đầy đủ vitamin, muối khoáng hòa tan làm cho rau củ quả hạt có chất lượng cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm