| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc hồ tiêu thời kỳ kinh doanh bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Thứ Năm 16/03/2017 , 07:10 (GMT+7)

Nhu cầu dinh dưỡng cây tiêu xếp theo thứ tự: K > N > P > Ca > Mg > S. Ngoài ra các chất vi lượng giúp cây tăng năng suất và giảm tỷ lệ bệnh hại từ rễ.

Hồ tiêu là cây thân bò mảnh mai, trên những đốt, trên thân có rễ bám để giúp cây vươn lên và mọc thành cụm. Hồ tiêu có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau nhưng thích hợp với đất giàu dinh dưỡng nhiều mùn, pH từ 5,5 - 6,5. Là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao.

10-24-27_trong-tieu-1
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây hồ tiêu
 

Để có năng suất cao và vườn tiêu khoẻ mạnh cần thiết phải bón đầy đủ và cân đối phân hữu cơ, phân vô cơ, đa lượng và các chất trung, vi lượng khác. Để làm ra 1 tấn hạt cây tiêu lấy đi từ trong đất: 30N, 2,5P, 21K, 2Ca, 1Mg và 1S. Để đạt năng suất 3 - 3,5 tấn hạt/ha, lượng phân bón hợp lý là 300 - 400kg N, 100 - 200kg P205, và 250 - 400kg K20 trên một năm. Tỷ lệ N - P205 - K20 là 2:1:1,5 đến 2:1:4 tuỳ đất và loại trụ.

Nhu cầu dinh dưỡng cây tiêu xếp theo thứ tự: K > N > P > Ca > Mg > S. Ngoài ra các chất vi lượng giúp cây tăng năng suất và giảm tỷ lệ bệnh hại từ rễ.

Phần lớn hồ tiêu ở nước ta trồng trên đất đỏ bazan, có tầng canh tác dày, hàm lượng chất hữu cơ, đạm lân tổng số khá giàu, nghèo lân và kali dễ tiêu, Ca, Mg thấp nhưng chua pH từ 4,5 - 4,8. Lân tổng số cao nhưng do giàu sắt, nhôm nên khả năng cố định lân rất cao, làm cho hàm lượng lân dễ tiêu thấp.

Hiện hồ tiêu đang là cây trồng mang hiệu quả kinh tế cao, do vậy diện tích hồ tiêu không ngừng tăng nhanh. Vì mục tiêu năng suất nên hầu hết nông dân trồng tiêu lạm dụng quá mức các loại phân đạm, lân, kali, chưa quan tâm cân đối đa lượng, trung lượng, vi lượng, ít chú trọng phân hữu cơ, thiếu cơ sở khoa học trong lựa chọn loại phân bón phù hợp trên đất đỏ… Điều này gây áp lực cho môi trường đất, đáng ngại nhất là dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại nặng nề cho các vùng trồng tiêu tập trung.

Nói tới cây hồ tiêu trước tiên là nói tới bệnh hại đó là vấn đề lớn nhất đối với người trồng tiêu, nhất là hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, sau những cơn mua đầu mùa. Bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu được coi là bệnh nan y, không những làm giảm năng suất mà còn làm chết cây trên diện rộng. Do nấm tồn tại trong đất, tấn công bộ rễ và phần thân nằm trong đất khiến cho mầm cây không phát triển được. Lá chuyển từ màu xanh sang vàng và rụng dần và dây trên mặt đất bị héo.

Việc bón phân không hợp lý dẫn tới bùng phát dịch. Ví dụ ở vùng trồng hồ tiêu Tây Nguyên, theo kết quả điều tra của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên: So với năng suất thực tế đạt được thì nông dân trồng tiêu ở đây bón phân nhiều nhất trong các khu vực trồng tiêu, ngay cả lượng phân trung bình tối thiểu cũng cao hơn mức khuyến cáo.

Mặt khác, việc không thường xuyên sử dụng các loại phân bón không chứa các chất trung, vi lượng liên tục, sử dụng lân có tính axit cùng góp phần làm chua đất, xuất hiện yếu tố hạn chế.

Sử dụng phân hoá học có 2 vấn đề nảy sinh: Nếu được chế biến quá đậm đặc một hoặc hai chất dinh dưỡng chính như urea, DAP, MAP… các chất khác bị loại trừ hết, sau nhiều năm sử dụng sẽ nảy sinh hiện tượng mất cân đối, thiếu hụt một số yếu tố trung và vi lượng trong đất.

Phân có chứa nhiều thành phần phụ độc hại, sau nhiều năm bón, thành phần phụ sẽ tích luỹ trong đất, trong một số trường hợp sẽ gây ngộ độc cho chây. Có loại phân như đạm urea dư thừa tồn dư dưới dạng biure hoặc phân chứa S tỷ lệ cao, bón nhiều S lưu lại trong đất gây ngộ độc (nồng độ S trong đất Tây Nguyên đã cao trên mức cho phép).

Phân bón Văn Điển được sử dụng ở các vùng trồng hồ tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại phân bón và có hiệu quả cao như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

10-24-27_tieu-kinh-donh
 

Ông Đỗ Trung Bình, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho hay: "Trên đất đỏ bazan rất cần bón đủ lân trong cân đối dinh dưỡng. Dạng lân nung chảy có hiệu quả cao hơn so với các loại lân khác". Tây Nguyên là cùng trồng hồ tiêu chủ lực của cả nước, năng suất hồ tiêu trong vùng tăng 50 - 100% so với những năm 1990, có nhiều nguyên nhân đặc biệt là sử dụng phân bón ngày càng hợp lý hơn".

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho cây trồng trong đó có phân chuyên dụng bón cho hồ tiêu do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy.

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho hồ tiêu thời kỳ kinh doanh: 1 năm chia làm 4 đợt, số lượng phân đầu tư tuỳ theo năng suất và tuổi cây.

Đợt 1: Bón sau khi thu hoạch từ 15 - 20 ngày. Bón 1 trụ 10 - 15kg phân hữu cơ ủ mục, 1 - 2,0kg lân Văn Điển. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 5 - 10 - 3 hoặc NPK: 10 - 10 - 5 (bón 1 trụ: cây dưới 15 tuổi 2kg, cây trên 15 tuổi bón trên 2kg). Đào rãnh hình vành khăn theo mép tán cây sâu 7 - 10cm, rộng 15 - 20cm, bón phân lấp đất, tưới đủ ẩm.

Đợt 2: Trước khi ra hoa, cuối tháng 5 đầu tháng 6. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12 - 5 - 10 hoặc NPK 12 - 8 - 12 (cây dưới 15 tuổi 0,5 - 1kg, cây trên 15 tuổi 1 - 1,5kg).

Đợt 3: Sau đậu quả, giữa mùa mưa, phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12 - 5 - 10 hoặc NPK 12 - 8 - 12, mức bón bằng 80% đợt 2.

Đợt 4: Cuối mùa mưa, phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12 - 8 - 12, cây dưới 15 tuổi 0,5kg, cây trên 15 tuổi 0,5 - 0,7kg. Cách bón đợt 2, 3, 4 dọn lá, cỏ; dải phân trong vành tán lá, phủ đất mỏng, tưới nước đủ ẩm.

+ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2013 của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên về sử dụng lân Văn Điển cho cây hồ tiêu tại Tây Nguyên: "Hiệu suất sử dụng lân nung chảy đối với hồ tiêu kinh doanh ở Tây Nguyên trung bình: 18,1kg hạt tiêu khô/1kgP205; lân khác 17,2kg. Nguyên nhân do lân nung chảy ngoài lân còn có Ca, Mg, S, đóng vai trò cung cấp thêm trung lượng cho cây và cải thiện chất lượng đất do bổ sung thêm Ca2+, Mg2+ cho CEC của đất".

+ Kết hợp bón lân Văn Điển với phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng cao, cung cấp đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây, các chất dinh dưỡng trên có tỷ lệ cân đối, hợp lý đáp ứng với yêu cầu từng giai đoạn và suốt quá trình sinh trưởng của cây hồ tiêu nói riêng và cây trồng nói chung.

 

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.