| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc ngô lai gặp hạn Bà Chằn

Thứ Sáu 17/08/2012 , 08:55 (GMT+7)

Khoảng trung tuần tháng 8 hằng năm, khi gió tây nam suy yếu làm xuất hiện đợt hạn hán giữa mùa mưa mà dân gian còn gọi là hạn Bà Chằn hay hạn bông lau.

Khoảng trung tuần tháng 8 hằng năm, khi gió tây nam suy yếu làm xuất hiện đợt hạn hán giữa mùa mưa mà dân gian còn gọi là hạn Bà Chằn hay hạn bông lau. Đợt hạn này có thể kéo dài 10-15 ngày, thậm chí 20 ngày, gây thiệt hại không nhỏ; nhất là những vùng canh tác nhờ nước trời.

Theo Ủy ban PCLB & Giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Lắk, diện tích bị hạn bà Chằn năm nay của tỉnh này lên tới 11.000 ha, trong đó có 8.500 ha ngô lai. Vậy làm sao để hạn chế thiệt hại?

ĐÚNG THỜI VỤ - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

Do có hạn Bà Chằn ở khoảng đầu vụ 2 nên việc xuống giống đúng thời vụ là điều kiện tiên quyết. Mặc dù đã lâu năm nhưng rất nhiều bà con ở Tây Nguyên vẫn không căn đúng chính xác ngày có thể xuống giống vụ 1. Nhiều người thường tra giống ngô vụ 1 khi có vài cơn mưa đầu mùa. Xuống giống lúc này cây sẽ mọc rất nhanh vì nhiệt độ trong đất còn cao nhưng xác suất rủi ro lớn nếu sau đấy trời lại ngưng mưa.

Gieo ngô vụ 1 khi đất đủ ẩm là an toàn nhất. Khi nào là đủ ẩm? Nếu đào hố xuống cỡ 50 cm mà đất ẩm thì chứng tỏ lượng ẩm trong đất đã đủ để xuống giống. Kết thúc vụ 1 cần khẩn trương thu hoạch, làm đất và xuống giống vụ 2 ngay, sao cho TGST ngô vụ 2 không bị hạn vào cuối vụ.

BÓN LÓT PHÂN HỮU CƠ

Nên ưu tiên bón lót phân hữu cơ cho ngô vụ 2 với mức 10 m3 phân chuồng hay 700 kg phân vi sinh cho mỗi héc ta. Việc bón lót phân hữu cơ sẽ giúp bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu hơn nên khả năng chống hạn Bà Chằn sẽ tốt hơn.

Ngoài bón lót phân hữu cơ, cần quan tâm đến bảo vệ đất khỏi xói mòn, rửa trôi bằng cách gieo các hàng ngô vuông góc với độ dốc; cắt các rãnh chảy theo dốc và nên trồng dải băng cây xanh chắn nếu dốc từ 2 độ trở lên.

Hạn Bà Chằn khiến năng suất vụ 2 trở nên bấp bênh, người nông dân nảy sinh tâm lý ngại đầu tư, họ thường sử dụng kiểu canh tác với phân bón tối thiểu. Việc thiếu phân bón làm cho cây còi cọc, chống hạn kém và năng suất thường chỉ đạt khoảng 55% so với vụ 1. Điều đấy giải thích diện tích ngô lai ở Đắk Lắk,  Đắk Nông lên đến 130.000 ha, lớn nhất nước, tuy nhiên năng suất vụ 2 thường chỉ đạt 4 tấn/ha, bằng một nửa so với vụ 1.

SỬ DỤNG GIỐNG PHÙ HỢP

Với vụ 1, vụ có tiềm năng năng suất cao thì có thể chọn giống ngô lai 105-110 ngày, nhưng với vụ 2 thì chỉ nên chọn giống ngắn hoặc trung ngày như NK66, NK67, DK333. Ngoài ra cũng cần chọn giống phù hợp với tiểu khí hậu của từng huyện như Mdrăk, Eakar mưa nhiều hơn thì nên chọn giống chịu mưa như NK72, NK73.

Ngoài ra cũng nên uyển chuyển trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, một số diện tích vẫn chưa xuống giống được, nếu cứ chờ mưa để tra giống thì chắc chắn sẽ bị hạn cuối vụ, có thể chuyển sang trồng đậu.

SỬ DỤNG ĐÚNG PHÂN BÓN

Ngô vụ 2 thường xảy ra hiện tượng “bắp kẹ”, có nhiều bắp nhỏ nhưng không có hạt. Hiện tượng bắp kẹ chủ yếu do đặc tính giống mẫn cảm với các yếu tố bất lợi. Khi trổ cờ, nếu gặp nóng, khô thì hạt phấn sẽ bị khô nhanh, chất nhờn đầu nhụy cũng khô nhanh không đón được hạt phấn nên bắp không có hạt. Bắp không hạt thì cây thừa dinh dưỡng nên nảy ra những bắp mới, nhỏ gọi là bắp kẹ.

Việc sử dụng phân bón không đúng cũng có thể gây nên hiện tượng bắp kẹ như việc bón không cân đối, bón dứt phân đợt 3 trễ quá 45 ngày.

Cây ngô lai cần rất nhiều phân bón để cho năng suất cao, cần bón làm 3 đợt, đợt 1 khi cây con được 5-8 lá, đợt 2 khi cây 11-12 lá và đợt 3 khi đã xuống giống từ 35-45 ngày (tùy giống). Với năng suất xấp xỉ 10 tấn, cây ngô lấy đi từ đất khoảng 200 kg N, 90 kg P2O5, 230 kg K2O, 70 kg MgO, 60 kg CaO, 20 kg S, 80 kg Cl…

Với số lượng dinh dưỡng trên, cây rất cần bón phân để bù đắp lại. Một đặc điểm khác của cây ngô là thân lá chứa một nguồn dinh dưỡng rất qúy cho trâu bò. Với lượng dinh dưỡng cây lấy đi như trên thì cơ cấu dinh dưỡng cho ngô sẽ là N:P2O5:K2O theo tỷ lệ 2:1:2.

Sau nhiều năm nghiên cứu và thực nghiệm, Cty CP Phân bón Bình Điền đã cho ra sản phẩm phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho cây ngô lai. Phân bón Đầu Trâu Ngô 1 và Đầu Trâu Ngô 2 là loại chuyên dùng cho ngô ở các tỉnh miền Bắc. Phân bón Đầu Trâu Bắp 1 và Đầu Trâu Bắp 2 là loại chuyên dùng mới nhất cho ngô ở các tỉnh phía Nam.

Phân bón Đầu Trâu CB1, CB2 và CB3 là loại chuyên dùng cho ngô ở các tỉnh miền Trung. Sử dụng phân chuyên dùng có lợi điểm cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô theo đúng nhu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Lượng phân bón lót rất quan trọng vì cây ngô cần phân rất sớm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất