| Hotline: 0983.970.780

Chạm tay vào giấc mơ du lịch vũ trụ: Những người tiên phong

Thứ Ba 23/03/2021 , 05:59 (GMT+7)

Một cuộc cách mạng không gian đang đến với chúng ta, làn sóng mới của các doanh nhân công nghệ cam kết chiếm lĩnh vũ trụ cũng vậy.

Hình ảnh bên trong tàu vũ trụ thương mại của Virgin Galactic. Ảnh: AP.

Hình ảnh bên trong tàu vũ trụ thương mại của Virgin Galactic. Ảnh: AP.

“Hãy mạnh dạn đi đến những nơi chưa từng có người nào đi trước”, có thể là câu thần chú của nhiều tỷ phú ở Thung lũng Silicon, những người có vận may được xây dựng trên cơ sở thúc đẩy những ý tưởng mới sáng tạo.

Nhưng khi bạn đã có công ty trị giá hàng tỷ USD, siêu du thuyền, tài sản vô tận, phi cơ riêng, bộ sưu tập xe thể thao và hòn đảo riêng, điều gì tiếp theo? Du lịch vũ trụ có thể là câu trả lời.

50 năm sau Cuộc đua Không gian đầu tiên, cuộc đua chứng kiến Hoa Kỳ đấu với Nga trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, cuộc đua thứ hai đang được tiến hành.

Lần này, đó là cuộc cạnh tranh của những người đàn ông giàu nhất thế giới, ai sẽ trở thành người thực hiện chuyến du lịch vũ trụ thương mại đầu tiên?

Hồi tháng 7/2020, những hình ảnh đầu tiên về nội thất của Virgin Galactic của Sir Richard Branson đã được công bố, giới thiệu việc ông tham gia cuộc đua.

VSS Unity có không gian cho 6 hành khách lơ lửng trong tình trạng không trọng lực, nhìn ra ngoài 12 cửa sổ hình tròn khi họ bay lên độ cao 97 km so với Trái đất. Ngoài ra còn có một chiếc gương không gian hiện đại, cho phép hành khách nhìn thấy mình trong không gian "theo cách thực sự chưa từng được thực hiện trước đây".

Virgin Galactic (Thiên hà Trinh nữ) là một dự án tâm huyết của Branson kể từ năm 2004, khi ông chính thức đăng ký nó như một công ty.

Năm 2008, Branson thông báo dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng, khi một số tên tuổi lớn được cho là đã mua tấm vé trị giá 250.000 USD (tương đương giá một ngôi nhà trung bình ở Hoa Kỳ) - bao gồm Leonardo DiCaprio, Justin Bieber và Princess Beatrice.

Galactic thừa nhận rằng khách hàng hiện tại của họ là tầng lớp thượng lưu: Hầu hết trong số 600 người đã đăng ký tham gia các chuyến đi đều có giá trị ròng lên tới 10 triệu USD, theo một số nguồn tin. Một phần ba trong số đó có tổng tài sản trị giá từ 20 triệu USD trở lên.

Sau một vài thất bại, gồm cả các tai nạn thương tâm và vấn đề tài chính, chuyến bay dưới quỹ đạo đầu tiên chính thức đi vào không gian vũ trụ, ngày 13/12/2018, mang theo hai phi công và ba hành khách.

Kể từ đó, nhiều tiến bộ đã được thực hiện, nhưng chuyến bay chở người nổi tiếng đầu tiên vẫn chưa cất cánh.

Tuy nhiên, Branson chắc chắn không phải người đầu tiên mơ về du lịch vũ trụ.

Người sáng lập Amazon và hiện là người giàu nhất thế giới, Jeff Bezos, thành lập công ty hàng không vũ trụ của mình vào năm 2000. Bí mật hơn Branson, người ta ít biết đến thành công của liên doanh Bezos, công ty có nhiều mục tiêu bình đẳng hơn, hy vọng làm cho du lịch vũ trụ trở nên khả thi và lựa chọn hợp túi tiền của những người bình thường.

Vào năm 2018, đã có thông báo rằng chuyến bay thương mại đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2019, nhưng điều đó đã không xảy ra và không có ngày nào khác được công bố.

Phương châm của công ty - "Gradatim Ferociter", tiếng Latinh có nghĩa là "Từng bước, từng bước một cách hung hãn" - thậm chí còn được ghi trên logo của Bezos, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với ông.

Năm 2002, doanh nhân lập dị Elon Musk của Tesla nổi tiếng, thành lập Công ty kinh doanh SpaceX của mình để giảm chi phí vận chuyển trong không gian nhằm cho phép thuộc địa hóa sao Hỏa.

Năm 2014, ông giành được hợp đồng từ NASA để phát triển tàu vũ trụ Crew Dragon và CST-100 Starliner của họ.

Tỷ phú Nhật Bản và là nhà sưu tập nghệ thuật Yusaku Maezawa đã mua mọi chỗ ngồi trên chuyến bay đầu tiên của Big Falcon Rocket vào tháng 9/2018.

Trong khoảng thời gian tháng 7-8/2020, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế, với Doug Hurley và Bob Behnken hạ cánh xuống Vịnh Mexico sau một hành trình thành công.

Mới đây nhất, đầu tháng 2/2021, Jared Isaacman, một tỷ phú 37 tuổi, tuyên bố đã cơ bản thuê một tên lửa và tàu vũ trụ từ SpaceX cho một chuyến đi kéo dài 3 hoặc 4 ngày vào không gian.

Dự kiến phóng vào tháng 10/2021, đây là sứ mệnh đầu tiên bay vào quỹ đạo mà không ai trong số những người trên tàu là phi hành gia chuyên nghiệp của NASA hoặc một cơ quan vũ trụ khác của chính phủ.

Thông báo của ông Isaacman xuất hiện sau báo cáo về một sứ mệnh tư nhân, cũng được thực hiện bằng tàu SpaceX, tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Có 3 khách hàng, mỗi người chi 55 triệu USD cho thời gian lưu trú 8 ngày trong chuyến đi diễn ra sau tháng 1/2022.

Một lần lưu trú trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tiêu tốn hàng chục triệu USD. Nhóm có tên Space Adventures tuyên bố cung cấp cho các cá nhân giàu có cơ hội bay đến trạm vũ trụ trên các tên lửa do Nga chế tạo. Tính đến năm 2019, đã có 7 khách hàng thực hiện chuyến đi kiểu này.

Được biết, tỷ phú Guy Laliberte của Cirque Du Soleil cũng chi 35 triệu USD để ở trong không gian vài tuần.

Năm 2019, NASA công bố các chính sách mới để khuyến khích hoạt động kinh doanh tại ISS, bao gồm tính phí 35.000 USD/đêm cho du khách ở lại, để trang trải chi phí cho các tiện nghi như nước, không khí, kết nối internet và nhà vệ sinh.

Nhóm Bigelow Aerospace cho biết họ sẽ điều phối các chuyến đi với giá 52 triệu USD một chỗ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm