| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi theo GAP

Thứ Tư 07/05/2014 , 07:40 (GMT+7)

Bước đầu dự án đã mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập kinh tế cho từng nông hộ và sản phẩm chăn nuôi dễ tiêu thụ.

Dự án chăn nuôi theo hướng GAP tại huyện Cần Đước (Long An) có 8 nhóm với 183 hộ tham gia mô hình, tập trung tại các xã Tân Lân, Tân Trạch, Mỹ Lệ.

Anh Trần Văn Khoa ở ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ nuôi gà, vịt theo GAP đã mang lại hiệu quả cao cho gia đình. Anh là một trong những thành viên của mô hình chăn nuôi theo hướng GAP ở Cần Đước. Khi chúng tôi đến, anh chỉ cho chúng tôi xem trang trại 1.000 con gà thịt, 1.000 con gà đẻ, 300 vịt thịt, 300 vịt đẻ của gia đình.

Sắp tới Chi cục Thú y tỉnh sẽ có đợt kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chăn nuôi đạt tiêu chuẩn GAP cho các hộ trong nhóm chăn nuôi tại Cần Đước, Cần Giuộc... Đó sẽ là một bước tiến bền vững cho nông dân. Hy vọng sau khi có được giấy chứng nhận, người dân sẽ có thêm cơ hội tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình.

Là một thành viên tâm huyết, nhóm trưởng của nhóm ở xã Mỹ Lệ, anh Khoa cho rằng, cái lợi lớn nhất mà chương trình đem đến cho anh không tính được cụ thể bằng tiền, vì đó chính là kỹ thuật, để anh có thể nuôi “thắng” hết bầy gà, vịt này đến bầy khác và tự tin mở rộng quy mô nếu đầu ra ổn định. Chính vì cách nuôi gia cầm an toàn nên bán giá cao hơn so với các hộ nuôi bình thường, mỗi năm anh thu nhập trên 100 triệu đồng.

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ, xã Tân Lân cũng có trên 10 năm nuôi heo. Chị Mỹ quan niệm phải luôn luôn học tập kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất. Từ khi tham gia vào mô hình chăn nuôi theo hướng GAP chị thấy yên tâm về bầy heo của mình. Không chỉ được hỗ trợ về vốn mà chị còn được hướng dẫn kỹ thuật để chăm sóc bầy heo tốt hơn. Đối với chị, điều đó mới thật sự quan trọng.

Chị Mỹ cho biết: “Nhà tui đã được hỗ trợ làm hầm biogas, sắp tới đầu tư thêm làm hố lắng theo hướng dẫn, vừa bảo vệ môi trường, vừa có lợi cho mình. Mình nuôi nhiều phải chịu khó đầu tư thì mới được”.

Chị Võ Thị Kim Loan, cán bộ phụ trách tổ dự án chăn nuôi theo hướng GAP tại Cần Đước cho biết, hiện tại huyện có 8 nhóm với 183 hộ tham gia mô hình, tập trung tại các xã Tân Lân, Tân Trạch, Mỹ Lệ.

Nông dân đa phần rất phấn khởi khi được hỗ trợ chăn nuôi, tuy nhiên đầu ra vẫn do họ tự tìm, đó là điều khiến nhiều hộ còn trăn trở. Chị Mỹ chia sẻ, đàn heo nhà chị đã được bấm số thẻ trên tai để phân biệt là heo nuôi theo hướng GAP và chị hy vọng sẽ có những bước tiến triển mới về giá sau hoạt động này.

Anh Khoa thì nói điều khiến anh băng khoăn nhất chính là: “Thương lái cứ trề nhúng, ép giá. Giá mà có thể tổ chức được một cơ sở hay địa chỉ thu mua ổn định cho nông dân thì đỡ khổ rồi. Chúng tôi sẽ bán theo giá thị trường, nhưng yêu cầu phải thu mua, chứ thực ra có thời điểm gà nhốt trong chuồng nhưng gọi mãi lái không chịu vô bắt. Khổ lắm!”.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.