| Hotline: 0983.970.780

Chàng 8X quyết đưa nông sản quê hương vươn xa

Chủ Nhật 15/12/2019 , 08:45 (GMT+7)

Nặng tình với nông sản đặc trưng của quê hương, anh Quyên đã từ bỏ công việc mà nhiều người ao ước là giảng viên tại một trường cao đẳng, về quê tìm cách nâng cao giá trị chuối Tây Hưng và quyết tâm đưa nông sản vươn xa.

Xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng là một trong những vùng trồng chuối lớn nhất của TP Hải Phòng với diện tích trên 150ha. Cây chuối vốn cho thu nhập cao hơn lúa và nhiều loại cây trồng khác nên hiện tại vẫn là cây chủ lực tại địa phương này.

Anh Phạm Văn Quyên say mê nói về cây chuối đặc sản quê hương

Chuối ở Tây Hưng mọc dầy ven đường, bờ ao, do được trồng trên đất phù sa ven biển nên chuối ở đây thơm ngon lạ thường, có những đặc trưng mà những nơi khác không có được. Cây chuối thực sự mang lại thu nhập lớn cho người dân. Tuy nhiên hiện tại đang được trồng tràn lan, không thâm canh và đầu tư vì chuối không nằm trong danh sách cây trồng chủ lực và không được vay vốn ưu đãi trồng chuối. Nên những năm qua, thế mạnh về cây chuối của quê hương Tây Hưng đang gần như bị bỏ phí.

Xuất thân từ nhà nông, nhìn thấy người thân, bà con tại quê nhà làm lụng vấ vả, thế mạnh các loại nông sản quê hương đang dần mất đi, anh Phạm Văn Quyên đã từ bỏ công việc là giảng viên trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2, quyết tâm thành lập HTX nông lâm hải sản để đưa các sản phẩm quê hương vươn xa, trong đó chủ đạo là quả chuối Tây Hưng.

Anh Phạm Văn Quyên – Giám đốc HTX Nông lâm thủy sản Nam Việt bày tỏ: “Tôi từ bỏ nghề giảng viên trở về quê để gắn bó với các loại nông sản đặc trưng của quê hương xuất phát từ việc thấy những sản vật của quê hương ngày càng bị mai một, mất tên trên bản đồ nông sản cả nước. Hiện tại chuối Tây Hưng đã tham gia chương trình OCOP của thành phố. Chúng tôi mong muốn chương trình này sẽ giúp sản phẩm chuối nâng cao được giá trị, chất lượng của sản phẩm với thị trường tiêu thụ, với người tiêu dùng, thúc đẩy liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi, gia tăng giá trị góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân nông thôn, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”.

Việc xây dựng sản phẩm chuối Tây Hưng thành thương hiệu sẽ phát huy cao lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, sản phẩm đặc sản (đặc thù), sản phẩm có thế mạnh của địa phương theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng, năng suất, độ sạch, an toàn sản phẩm; hình thành các sản phẩm chủ lực có thương hiệu, có sức cạnh tranh tốt tại thị trường trong và ngoài nước do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn.

Ông Phạm Hữu Vì – Chủ tịch UBND xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng, cho biết: Địa bàn xã Tây Hưng, chuối là cây trồng chủ lực, với diện tích hiện tại là 150ha. Thu nhập tương đối cao, đầu tư chi phí ít, thu quanh năm. Tây Hưng là vùng phù sa, nên chuối Tây Hưng ngon hơn so với những vùng nước ngọt và nơi khác. Với chuối Tây Hưng sản phẩm bán trong nội địa thì rất tốt về chất lượng, nhưng do trồng truyền thống, chưa được quy hoạch, đảm bảo theo quy trình nhất định nên mẫu mã chuối chưa được đẹp so với các nơi. Nếu được đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn về mặt kỹ thuật cũng như tạo điều kiện cho nông dân phát triển vùng sản xuất tập trung thì thương hiệu chuối Tây Hưng sẽ phát triển tốt hơn nữa.

Chuối Tây Hưng đã tham gia chương trình OCOP của Hải Phòng 

“Nguồn thu nhập so với cây trồng khác, cây chuối vẫn đứng đầu. Công trồng 1 đợt trong năm, khi cây mẹ thu hoạch thì đã có cây khác kế cận. Thu nhập từ 50-60 nghìn đồng/1 buồng chuối. Mỗi ha thu nhập từ 2-300 triệu từ chuối. Cây chuối chiếm 1/3 diện tích của các loại cây trồng” – ông Vì nhấn mạnh.

Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Chuối là 1 sản phẩm hoa quả bình dân lại mang nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người nên hầu hết tất cả gia đình đều sử dụng chuối trong thực đơn của gia đình, các bếp ăn công nghiệp coi chuối như 1 loại hoa quả tráng miệng lý tưởng bởi nó đáp ứng đủ các điều kiện: ngon, bổ, rẻ. Hơn thế nữa chuối là 1 sản phẩm trên bàn thờ gia tiên của hầu hết các gia đình tại Việt Nam.

Đối với thị  trường xuất khẩu chuối sản lượng đã tăng liên tục trong 10 năm trở lại đây, trong đó thị trường tiêu thụ rất mạnh ở ngay cạnh chúng ta là thị trường Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới, một thị trường cung đang rộng mở với chuối là thịt trường EU nơi các sản phẩm của chúng ta đang dần đáp ứng được yêu cầu khắt khe của họ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm