| Hotline: 0983.970.780

Chàng kĩ sư mê trồng rừng

Thứ Sáu 10/04/2020 , 08:55 (GMT+7)

Đến thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), tôi được nghe câu chuyện về anh Phạm Trung Khoái, sinh năm 1984.

Anh Phạm Trung Khoái đang chăm sóc các gốc vải sớm đang thời kì trổ hoa.

Anh Phạm Trung Khoái đang chăm sóc các gốc vải sớm đang thời kì trổ hoa.

Dù là kĩ sư mỏ, nhưng anh Khoái lại có niềm đam mê trồng rừng. Anh đã biến những quả đồi trọc, bạc màu thành những đồi cây ăn quả, cây lấy nhựa, cây dược liệu... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tốt nghiệp Đại học Mỏ- Địa chất, năm 2005 anh Khoái được phân công về công tác tại Công ty Than Hồng Thái (TX Đông Triều), sau một thời gian phấn đấu, anh tiếp tục được cấp trên điều động về phòng trắc địa, Công ty Than Uông Bí (TP Uông Bí).

Trong một lần nghỉ phép, anh nghĩ mình phải làm gì để cuộc sống ổn định, sung túc hơn. Con cái mỗi ngày mỗi lớn, đồng lương công nhân cũng chỉ đủ trang trải gia đình, chứ không có dư giả gì. Nói là làm, anh bắt đầu xin bố mẹ mảnh đất đồi đang bỏ hoang ở phía sau nhà để quyết chí làm giàu.

Năm 2015, từ hai bàn tay trắng, lại chưa am hiểu nhiều về kĩ thuật trồng trọt, nên ban đầu anh chỉ dám trồng thử nghiệm những cây ngắn ngày, cho năng suất thấp.

Dần dần, anh bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi, tham gia các lớp tập huấn về nông nghiệp ở địa phương và các tỉnh bạn tổ chức. Anh mạnh dạn bàn với vợ vay 500 triệu vốn ngân hàng để cải tạo, đầu tư cho quả đồi nhà mình.

Tận dụng nguồn nước tự nhiên lấy từ chân núi Đèo Voi về, anh bắt đầu xây bể chứa nước trong khe núi rồi lắp các đường ống nối ra ống chính dẫn về đồi. Cứ cách 500m, anh lại đặt một khóa xả E chảy vào đường ống.

Có nước rồi, 2 vợ chồng anh bắt xe lên xem và mua giống cây trên Đại học nông nghiệp Hà Nội. Về nhà, làm đúng theo kĩ thuật đã được hướng dẫn tại vườn ươm. Anh nhân giống trồng cây na, vải, nhãn... Năm đầu, anh thu hoạch được 30- 40 triệu đồng.

Thấy quê mình có nhiều hộ gia đình phát triển thành công các cây dược liệu quý như trà hoa vàng, mai vàng Yên Tử, anh bắt đầu đi thăm các mô hình để học hỏi và thử sức mình với những giống cây “khó tính” này.

Lại một lần nữa, anh nghiên cứu, xây dựng thêm 2 bể chứa nước (mỗi bể 16m3). Cải tiến kĩ thuật hơn, anh dùng các ống dẫn chính dẫn từ bể đến chân đồi, chia đường ống thành các nhánh nhỏ đường xương cá để tưới nhỏ nhọt, anh thấy có hiệu quả hơn bởi khi rắc phân, cây có ngay độ ẩm và phân không bị bốc hơi, trong quá trình thẩm thấu được lâu hơn.

Hiện nay, trên diện tích của mình, anh Khoái đã trồng được hơn 100 gốc nhãn, 250 gốc vải, 200 gốc na, 400 gốc đào, 68 gốc thông lấy nhựa, 1.000 gốc mai vàng Yên Tử và hơn 100 gốc trà hoa vàng. Mỗi năm anh thu nhập từ 400- 600 triệu đồng.

Từ một chàng kĩ sư với thu nhập bình quân từ lương 5- 5.500.000đ/tháng, sống trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp 12m2, đến nay nhờ phát triển trồng rừng, anh Khoái đã xây dựng được căn nhà khang trang, rộng rãi. Anh không nghĩ mình lại có được thành quả như ngày hôm nay.

Anh Khoái cắt tỉa cành khô trên cây mai vàng Yên Tử nở rộ.

Anh Khoái cắt tỉa cành khô trên cây mai vàng Yên Tử nở rộ.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phạm Trung Khoái cho biết: “Ngày nay, không khí đang ngày càng bị ô nhiễm, nên tôi sẽ trồng thật nhiều cây xanh, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Trong công việc, tôi luôn cố gắng hết mình. Trong lao động, tôi sẽ đem sức trẻ của mình để cải tạo mảnh đất cằn cho hoa thơm, trái ngọt”.  

Được biết, năm vừa qua, anh Khoái được nhận bằng khen Công đoàn viên xuất sắc do Công ty Than Uông Bí trao tặng, nhiều năm liên tục gia đình anh đều được tuyên dương là một trong những hộ gia đình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm cho 5-6 người quanh khu vực nơi anh sinh sống. Thành công đến với chàng kĩ sư trẻ đam mê trồng rừng hôm nay là không biết bao nhiêu những giọt mồ hôi, công sức của anh đổ xuống.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm