| Hotline: 0983.970.780

Chàng trai sáng chế thành công thiết bị rửa trái sa-pô tiện dụng

Thứ Bảy 25/08/2018 , 09:15 (GMT+7)

Sau gần 1 năm mày mò nghiên cứu, anh Trần Huỳnh Long, chủ cơ sở cơ khí Long (ấp Tây, xã Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang) đã sáng chế thành công thiết bị rửa sa-pô rất tiện dụng. 

Thiết bị có thể rửa được 100kg trái sa-pô chỉ trong 15 phút.

09-31-08_nh_1_nh_trn_huynh_long
Anh Trần Huỳnh Long (đứng) và thiết bị rửa sa-pô do mình sáng chế

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí (chuyên ngành gò, hàn) Trường Kỹ thuật Cao Thắng (TP. Hồ Chí Minh), anh về quê mở cơ sở gia công, lắp ráp các mặt hàng cơ khí dân dụng như: Cửa sắt, hàng rào cùng các thiết khác theo đặt hàng của bà con.

Nhận thấy Kim Sơn cùng một số xã giáp ranh như Vĩnh Kim, Phú Phong (huyện Châu Thành) có diện tích canh tác cũng như sản lượng thu hoạch trái sa-pô hàng năm rất lớn nhưng công đoạn làm sạch trái (phần vỏ cám) trước khi xuất bán chủ yếu thực hiện bằng thủ công (rửa bằng tay) nên mất nhiều thời gian, công sức. Liên tưởng về đến chiếc máy rửa cà chua đã một lần được xem trên mạng, anh nảy sinh ý tưởng sáng chế ra thiết bị rửa trái sa-pô để giúp nhà vườn đỡ vất vả. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, phải mất gần 5 năm sau, ý tưởng trên mới trở thành hiện thực.

Thiết bị rửa trái sa-pô do anh sáng chế có chiều dài 1,8 mét, ngang 0,5 mét với phần thân gồm 1 máng chứa nước ở phía dưới (thể tích khoảng 120 lít), phía trên là 4 trục chổi quay có tác dụng làm sạch bề mặt vỏ trái (sử dụng chổi vệ sinh nông sản) và nắp đậy hình bán nguyệt. Thân máy được đặt cố định trên 1 trục có lắp 2 bánh xe (tiện di chuyển trong đường hẹp nhờ xe máy), phía trước thân máy có lắp một trục răng đề điều chỉnh chiều cao của miệng ra trái khi muốn tăng hoặc giảm tốc độ rửa (điều chỉnh miệng ra lên cao thì trái ra chậm và ngược lại).

Thiết bị được vận hành nhờ 1 mô-tơ công suất 1 HP, thông qua hệ thống puli, dây cua-ro và nhông, xích sẽ kéo 4 trục chổi và mô-tơ bơm nước (sử dụng mô-tơ bơm nước lườn ghe máy) quay. 4 trục chổi khi quay vừa giúp làm sạch, vừa di chuyển trái từ miệng vào cho đến miệng ra (trái không được rớt xuống máng nước); đồng thời, mô-tơ bơm nước sẽ bơm nước lên đường ống (sử dụng ống nhựa (21 mm có đục nhiều lỗ nhỏ) được lắp dọc phía trên 4 trục chổi để kết hợp rửa sạch trái.

Anh Long cho biết, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm khá gian nan và tốn nhiều chi phí (có 2 thiết bị thử nghiệm còn bỏ nằm chỏng chơ ngoài trời). Đặc biệt, khâu tính toán đường kính puli để giảm tốc độ truyền động từ mô-tơ đến các trục chổi quay mất khá nhiều thời gian do phải thử đi, thử lại nhiều lần (tốc độ nhanh quá làm trái bị trầy xướt, bầm).

Việc lựa chọn chổi làm sạch với cỡ cước phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, nếu sợi cước nhuyễn, mềm đánh không sạch vỏ cám, còn nếu chọn sợi cước to, cứng dễ làm trầy xước vỏ. Ngoài ra, việc tính toán, phối hợp giữa tốc độ quay của trục chổi và thao thác cho trái vào rửa sao cho trái không bị rụng cuốn có ý nghĩa rất quan trọng.

09-31-08_nh_2_gi_cong_thiet_bi
Gia công thiết bị rửa sa-pô theo đơn hàng

Ông Nguyễn Văn Quốc (ấp Tây, xã Kim Sơn) cho biết, ông mua thiết bị rửa sa-pô do anh Long sáng chế được khoảng 7 tháng. Thiết bị này vận hành rất hiệu quả, có thể rửa được 100kg trái sa-pô chỉ trong 15 phút trong khi nếu rửa bằng tay phải mất 1,5 giờ (nhưng không bóng, đẹp bằng).

Ngoài rửa sa-pô vườn nhà, ông Quốc còn nhận rửa thuê cho các nhà vườn trong xã có nhu cầu với giá rửa gia công là 15 ngàn đồng/giỏ (khoảng 50 kg). “Nhiều vựa trái cây lớn trong xã cũng đầu tư máy rửa sa-pô của cơ sở cơ khí Long để vừa nhận rửa thuê cho nhà vườn, vừa đảm bảo kịp thời gian đóng hàng”, ông Quốc cho biết thêm.

Tính từ khi sáng chế thị bị đầu tay, đến nay anh Long đã sản xuất và xuất bán được 30 thiết bị rửa sa-pô cho nhà vườn ở trong và ngoài xã với giá 28 triệu đồng/thiết bị (bảo hành miễn phí trong 12 tháng).

“Được sự hướng dẫn của Sở KH-CN, hiện tôi đã đã hoàn chỉnh thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp) cho thiết bị trên tại Cục Sở hữu trí tuệ”, anh Long phấn khởi cho biết.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm