| Hotline: 0983.970.780

Chấp nhận ngô chuyển gen: Sao cho các bên cùng có lợi

Thứ Ba 25/10/2011 , 10:48 (GMT+7)

Xung quanh việc tiếp nhận cây trồng chuyển gen, NNVN có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch HĐQT Cty CP Giống cây trồng miền Nam.

Ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch HĐQT Cty CP Giống cây trồng miền Nam

Xung quanh việc tiếp nhận cây trồng chuyển gen, NNVN có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch HĐQT Cty CP Giống cây trồng miền Nam.

>> Ông viện sỹ “nhát” cây chuyển gen

Đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc chấp nhận cho thương mại hóa các giống ngô chuyển gen đã tiến hành khảo nghiệm tại VN. Ý kiến của ông xung quanh vấn đề này như thế nào?

Tôi là chủ tịch HĐQT của công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) nhưng phát biểu của tôi sau đây chỉ với tư cách cá nhân, một người có am hiểu, tâm huyết và trăn trở với công tác giống cây trồng nói chung và giống chuyển gen nói riêng.

Quan điểm của tôi là: Giống cây trồng chuyển gen là một tiến bộ của nhân loại cần phải tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có những đặc thù nên đều có sự tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là cốt lõi. Qua tìm hiểu tôi thấy mức độ tiếp nhận của một số nơi như sau:

Châu Âu: Trước đây phản đối quyết liệt, nay vẫn tiếp tục phản đối nhưng các điều kiện đang dần được nới lỏng. Thái Lan: Đến nay vẫn kiên quyết chưa chấp nhận. Indonesia: Chấp nhận có điều kiện. Philippine: Chấp nhận dễ dàng.

Một số tài liệu phân tích rằng sở dĩ châu Âu phản đối đầu tiên vì châu Âu chưa có được những thành công trong công nghệ chuyển gen như Mỹ và các điều kiện về công nhận giống và thực phẩm chuyển gen sẽ được nới lỏng dần tùy theo mức độ chạy đua, rút ngắn khoảng cách công nghệ chuyển gen với Mỹ. Thái Lan chưa chấp nhận vì số lượng nông sản xuất khẩu của Thái Lan sang châu Âu rất lớn, nên Thái Lan chẳng “tham đĩa bỏ mâm” và chắc rằng Thái Lan cũng sẽ nới lỏng theo châu Âu. Indonesia là thị trường rất lớn với trên 200 triệu dân nên họ tạo nên những “bộ lọc” sao cho có lợi nhất, còn Philippine áp lực lương thực thực phẩm rất lớn, lại là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á nên việc chấp nhận dễ dàng hơn.

Còn ở Việt Nam ta?

Phải nói hơi dài dòng một tý – Phải xác định chúng ta đang ở vị trí nào trong thứ bậc của thế giới về công nghệ giống lai nói chung và công nghệ gen nói riêng. Thật buồn phải thừa nhận rằng chúng ta chưa được xếp ở vị trí nào cả. Giống rau lai gần như chưa có; Giống lúa lai đang phải phụ thuộc vào Trung Quốc, Ấn Độ.

Còn giống ngô lai? Qua theo dõi con số nhập khẩu và sản xuất giống ngô năm 2010, tôi thấy 50% thị phần hiện nay thuộc về 2 giống cổ điển DK888 và LVN10, 40% cho 4 giống C919, NK54, NK66 và NK4300. Như vậy giống ngô lai đích thực của VN hầu như không đáng kể. Giống nền thì như vậy còn giống chuyển gen đang là con số 0.

Bởi vậy muốn việc tiếp nhận giống chuyển gen được suôn sẻ thì cần hài hòa lợi ích: sản xuất và nông dân được lợi, doanh nghiệp giống Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và doanh nghiệp nước ngoài cũng được lợi khá.

Thế thì Bộ NN-PTNT cần phải có hạn ngạch, điều này có vi phạm WTO?

Không. Không thể quản lý bằng hạn ngạch. Tôi thấy cần tham khảo chính sách của một số nước có điều kiện giống ta. Indonesia gia nhập WTO từ năm 1995 nhưng đến 31/8/2006, Bộ Nông nghiệp nước này vẫn ban hành văn bản số 37 và 38 quy định các giống lai nói chung và giống chuyển gen nói riêng muốn vào thì phải qua các bước khảo nghiệm như ta sau đó nếu muốn thương mại hóa phải có 2 điều kiện, một là phân tích những đặc điểm để xác định giống đó có thể sản xuất tại Indonesia không, hai là phải có văn bản cam kết rằng sau 02 năm giống đó được sản xuất tại Indonesia. 

Bangladesh quy định, sau 2 năm nhập khẩu thì phải theo tỷ lệ 50/50, có nghĩa là 50% nhập khẩu, còn 50% sản xuất tại Bangladesh. Theo tôi được biết, Indonesia rất thành công với chính sách này, Luật của Trung Quốc quy định không được đưa giống bố mẹ lai ra nước ngoài, nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng đành phải chấp nhận cho việc sản xuất giống lúa lai tại Indonesia.

Lúc nãy ông có nói đến hài hòa lợi ích, nếu VN học Indonesia thì các lợi ích liệu có hài hòa?

Chắc chắn sẽ hài hòa nếu không muốn nói rằng bớt xung đột. Philippine đưa giống ngô chuyển gen vào sản xuất từ 2003, và diện tích tăng đều qua các năm nhưng đến năm 2006 giảm sút. Tìm hiểu được giải thích nguyên nhân là thiếu giống. Giống ngô lai ở Philippine chủ yếu của 2 công ty là Monsanto và Syngenta. Giống lai thường không chuyển gen được các công ty này đưa về từ các trang trại của họ ở Thái Lan, còn giống chuyển gen từ Nam Phi. Do bị trục trặc sao đó nên năm đó thiếu giống.

Áp dụng cây trồng chuyển gen càng sớm người nông dân càng có lợi

Đấy cũng là bài học nếu chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia. Việc sản xuất giống tại Việt Nam sẽ được nhiều lợi, thứ nhất lao động VN rẻ hơn, giá thành thấp hơn nên đương nhiên nông dân sẽ được mua với giá cả phải chăng hơn, thứ 2, các doanh nghiệp VN cũng có thể làm sản xuất gia công cho họ chứ không phải là nhà phân phối đơn thuần với hoa hồng thấp, thứ 3 các công ty đa quốc gia được lợi vì sẽ phát triển thị trường bền vững.

Ngoài cái lợi cho nền kinh tế cụ thể đo đếm được, không làm cho việc nhập siêu thêm trầm trọng, còn một lợi khác trừu tượng hơn, sẽ là động lực trực tiếp thúc đẩy các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, triển khai công nghệ mới mẻ này.

Xin được hỏi thêm câu nữa. Ông có sợ giống chuyển gen không?

Có gì đâu mà phải sợ. Giống chuyển gen hiện nay chủ yếu có 2 tính trạng, một là kháng thuốc cỏ Glyphosate, hai là kháng sâu đục thân. Trong điều kiện tối ưu thì năng suất của giống chuyển gen cũng chỉ bằng với giống nền lai thường không chuyển gen.

Việc có gen kháng thuốc cỏ Glyphosate thì cũng không thực sự cần thiết vì trên thị trường đã có loại thuốc cỏ phun cho ngô, cho mía mà không cần che, cần đậy. Còn gen kháng sâu đục thân thì tùy thuộc vào áp lực dịch hại của mỗi vùng, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thì áp lực này không lớn, còn vùng khác thì tùy theo năm, theo mùa. Bởi vậy, dù cho giống chuyển gen là một tiến bộ lớn lao của loài người nhưng cũng không dễ gì khuynh đảo các giống lai thường không chuyển gen.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm