| Hotline: 0983.970.780

Chất chà bắt chuột đồng thu tiền triệu ở miền Tây

Thứ Tư 07/08/2019 , 16:00 (GMT+7)

Hằng năm từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch người dân ở vùng đầu nguồn biên giới An Giang có thêm nghề mới là đi chất chà bắt chuột đồng.

Những đống chà được chất giữa đồng ruộng để dẫn dụ chuột đồng vào trú ngụ. 
Thông thường chất chà (làm chà) chuột phải sử dụng cây ớt khô, chất thành đống rộng khoảng 30 - 40m2.
Đây là một nghề tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu và đặc biệt góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng lũ đầu nguồn sông Cửu Long.
Cứ vào khoảng tháng 6 âm lịch, người dân huyện An Phú (An Giang) vào mùa dỡ chà bắt chuột và kéo dài đến hết tháng 10 âm lịch khi xuống giống vụ lúa Đông Xuân mới kết thúc.
Thông thường chất chà chuột khoảng 10-12 ngày là cho dỡ một lần.
Dụng cụ để dỡ chà bắt chuột đồng khá đơn giản, như len, lưới, lọp, rọng đựng chuột…

Anh Nguyễn Văn Phước, ở ấp Phú Quới, xã Phú Hữu, huyện An Phú, cho biết: gia đình làm nghề chất chà bắt chuột hơn 4 năm nay. Để có được đống chà, anh và những người trong xóm thường tìm xin cây ớt cuối vụ của người dân trong vùng nhổ về phơi khô chọn nơi cao ráo để chất thành đống dụ chuột vào trú ngụ.

Theo kinh nghiệm của anh Phước, để dụ chuột vào ở nhiều, anh thường dùng bắp, lúa để rải quanh đống chà để chuột đến ăn sau đó vào đống chà trú ngụ.

Bao lưới xung quanh đóng chà và bắt đầu dỡ là cho di chuyển những nhánh chà ớt sang đống kế bên.
Sau khi chất những nhánh chà ớt ra khỏi khu lưới bao quanh, còn lại là những chú chuột đồng chạy tung tăng quanh trong khu vực lưới.
Thu hoạch chiến lợi phẩm.
Những chú chuột đồng nằm gọn trong lưới.
Bình quân một đống chà có thể bắt từ 5-10kg chuột, có khi trúng bắt lên 50-60 kg chuột.
Chuột mùa này thịt rất mập và nhiều mỡ nên ăn rất ngon. Chính vì vậy chuột bắt được bao nhiêu cũng được tiêu thụ hết.
Dân bắt chuột tiến hành sang đống khác để dỡ tiếp.
Thông thường dỡ một đống chà chuột, 3 người làm chỉ mất 30 phút.
Theo dân dỡ chà chuột chuyên nghiệp, muốn biết chuột vào chà ở nhiều là nhìn xung quanh đống chà xuất hiện nhiều đường mòn chuột chạy ra vào.
Lúa và bắp là thức ăn ưa thích để dụ chuột vào chà trú ngụ.
Chỉ trong buổi sáng người dỡ chà chuột ở vùng biên giới An Giang có nguồn thu nhập từ 700.000 – 800.000 đồng.
Phun nước làm mát chuột, giúp chuột sống lâu, bán không bị mất giá.
Chuột bắt xong mang về nhà, được thương lái đến thu mua với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).

Năm nay các tỉnh đầu nguồn giáp biên giới Campuchia như An Giang, Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang…không có lũ về nên không đánh bắt thủy sản được. Vì vậy người dân đã chuyển sang nghề chất chà chuột mang lại thu nhập khá và vừa bảo vệ được mùa màng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm