| Hotline: 0983.970.780

Chắt chiu cây nấm lim xanh

Thứ Tư 24/12/2014 , 16:36 (GMT+7)

Băng rừng nhiều ngày, làm ăn sòng phẳng để kiếm được những cây nấm lim xanh chất lượng bán cho người tiêu dùng sử dụng. 

Đó là việc làm của anh Đào Duy Linh (SN 1987), GĐ Cty TNHH MTV Nấm linh chi Quảng Nam. Anh đã xây dựng nên một thương hiệu riêng cho loài nấm lim xanh xứ Quảng.

"MỤC SỞ THỊ" NẤM LIM XANH

Lâu nay, người ta truyền tai nhau rằng, nấm lim xanh - một dòng linh chi quý hiếm mọc trên gốc và thân cây gỗ lim xanh đã chết trong các khu rừng ở Quảng Nam rất tốt. Sử dụng nấm có khả năng ngăn ngừa, điều trị được bệnh ung thư và bệnh nan y khác, nhiều người đã khỏi bệnh nhờ cây nấm thần kỳ này.

Do đó trên thị trường loạn nấm lim xanh, đặc biệt là nấm giả, nấm nuôi trồng xuất hiện nhiều khiến người rơi vào cảnh tiền mất tật mang. Để tìm hiểu thực hư, tôi quyết tâm băng rừng một chuyến tìm nấm lim xanh tự nhiên xem thế nào?

Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi cũng được anh Đào Duy Linh gật đầu dẫn đi tìm nấm. Linh đã bước chân vào nghề 4 năm nay nên có nhiều “đối tác” là các thợ rừng chuyên cung cấp một lượng nấm tự nhiên ổn định để đưa ra thị trường.

Linh chia sẻ, để xây dựng và phát triển một thương hiệu nấm Quảng Nam như ngày hôm nay, anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng gian khó nhất vẫn là lúc mới bắt đầu đi tìm nguồn nấm, Linh tự mình lăn lội thăm dò từng nơi.

Người ta chỉ nơi nào tồn tại cây lim là Linh đi đến, có những bản làng xa xôi hẻo lánh giáp ranh tỉnh Thừa Thiên - Huế, thậm chí những vùng biên giới Lào, giao thông khó khăn nên chưa có thương lái mua nấm tìm tới. Ở đó, Linh đến làm quen đặt vấn đề lâu dài với họ. Linh sẵn sàng chi tiền trước ra để tạo lòng tin làm ăn lâu dài.

Như lịch trình đã lên trước, 5 giờ sáng chúng tôi xuất phát từ TP Tam Kỳ về xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, để tận mắt chứng kiến những cây nấm lim xanh được mọc ra từ gốc cây lim.

17-15-54_nh-3
Những cây nấm lim xanh tự nhiên anh Thức mới hái trong rẫy

Linh chia sẻ: “Mặc dù Tiên Phước là thủ phủ của cây nấm lim xanh, mấy năm trước rất nhiều nhưng do nó mọc trong tự nhiên không ai quản lý nên nhiều người đua nhau khai thác và giờ rất khó kiếm được nấm.

Còn địa điểm mình đang đi có những đồi lim nằm trong rẫy người ta nên mới có nấm. Đây là địa điểm gần nhất, tương đối dễ đi mà anh em mình có thể đi rồi về trong ngày, có những điểm xa hơn, khó đi thì phải đi mất vài ngày, có khi cả tuần”.

Từ quốc lộ 14B chạy qua xã Đại Sơn ngay sát đường mòn Hồ Chí Minh, chúng tôi bắt đầu hành trình băng rừng, sau gần 3 giờ cuốc bộ vượt núi, lội suối thì đến vùng đồi C1, C7, Khe Qua… nơi mà thiên nhiên ban tặng cho loài nấm lim xanh quý hiếm.

Xen lẫn với cánh rừng tự nhiên là những vườn dứa xanh ngút ngàn, có rất nhiều gốc lim cổ thụ thường xuyên cho ra nấm. Tại đây người dân chuyên thu gom nấm từ các gốc lim còn sót lại để cung cấp cho Linh.

Anh Thức, một hộ dân trồng dứa lâu năm ở đây cho biết: "Trước khu vực này cả rừng lim cổ thụ, sau này bị tàn phá còn lại gốc, chính những gốc này cho ra nấm lim xanh. Như diện tích 5 ha dứa của anh tại khu đồi C1 mỗi năm thu được từ các gốc cây lim còn sót lại được hơn chục kg nấm lim xanh chứ không có nhiều".

Dẫn chúng tôi xem vài gốc lim cho nấm thì bắt gặp 2 loại nấm mọc ra từ gốc và thân cây lim xanh.

Theo Linh, đó là nấm thân (Tử Chi) màu tím đỏ, mọc từ thân cây lim nên chỉ có mỗi tai nấm. Loại này sống lâu năm trên thân cây lim nhưng khi hoá gỗ thì uống không có tác dụng, còn nấm đỏ (Xích Chi hay Hồng Chi) mọc quanh năm sát gốc và rễ cây lim, có cuống ở trên hình thành mũ nấm đường kính rộng chừng 14 cm.

Trong tự nhiên loại này có dược tính mạnh nhất, mỗi gốc lim chỉ cho có 1 - 2 cây nấm nhưng rất hiếm.

Nói về cây nấm, anh Thức bày tỏ: "Cây nấm Xích Chi anh đang dưỡng, đợi khoảng 1 tháng nữa nó phát triển khi hết cái viền trắng xung quanh rồi mới hái. Do gốc lim nằm trong rẫy dứa của anh nên mới dưỡng được vậy, còn không thì bị người khác hái từ nhỏ rồi, còn không lấy đâu ra nấm to.

Từ ngày nấm lim xanh được săn lùng, rất nhiều người ở dưới huyện bỏ công đi tìm nấm, với họ nấm non, nấm nhỏ gặp là nhổ hết. Còn nấm to như vậy là phải đi vào rừng sâu cả tháng trời nơi có những gốc lim ít người đặt chân tới mới có”.

17-15-54_nh-4
Ông Ngô Bền đang hái những cây nấm già trong rẫy của mình

Anh Thức nói thêm: “Ở đây tôi còn gom nấm của những hộ xung quanh, được nhiều hay ít thì bán lại cho Linh. Việc mua nấm giờ có nhiều người nhưng Linh mua giá cao hơn, làm ăn sòng phẳng. Cứ mỗi tháng được 5 - 7 kg, có khi nhiều hơn thì tôi vận chuyển xuống Cty cho Linh, làm ăn lâu năm như vậy thành thói quen rồi”.

Ăn cơm trưa xong, chúng tôi lại tiếp tục ghé qua lán trại của gia đình ông Ngô Bền cách đó một quả đồi, để tận mắt chứng kiến ông hái những cây nấm già được mọc lên từ gốc và rễ cây lim xanh trong khu rẫy của mình.

Đang ngồi gom những cây nấm đã được phơi khô trên tấm tôn, ông Bền cho hay: “Cây nấm lim xanh khi mới hái nếu để 2 - 3 ngày không được phơi khô sẽ lên mốc hư ngay. Đặc biệt cây nấm rất dễ bị con mọt đục thủng, khi hái xong phải được phơi ngay trên tấm tôn để chúng chết. Khi gặp ngày mưa kéo dài, tôi phải cho cây nấm lên giàn bếp, sau đó mới cho vào nilon bảo quản rồi gửi về cho thằng Linh”.

Cuối chiều, chúng tôi chia tay ông Bền và anh Thức trở về TP Tam Kỳ, để lại phía sau là những người hàng ngày ra rẫy hái nấm. Nhưng anh Thức hay ông Bền luôn tuân thủ một quy tắc, nấm phải đủ tiêu chuẩn chất lượng không bị hư hỏng mối mọt, và phải đủ ngày, đủ tuổi thì mới khai thác để cung cấp cho người sử dụng.

17-15-54_nh-5
Ông Ngô Bền đang gom nấm vào bao khi nấm đã khô

HÀNG THẬT

Mang tiếng là Cty nhưng nấm để trong nhà Linh không có nhiều, bởi những đợt nấm rừng về có lúc được vài chục kg, lúc vài kg từ nhiều nơi. Có lúc không có nấm nên khách hàng phải chờ ít ngày, có khi chờ cả tuần là chuyện bình thường. Do đó, nấm vừa về là Linh chọn lọc, phân loại rồi chuyển đến ngay cho khách hàng, ai đặt trước thì chuyển trước.

Linh tâm sự: “Việc kinh doanh nấm, tôi quan tâm là chất lượng phải đúng nấm lim xanh tự nhiên, mọc từ gốc lim xanh thì mới cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy bán hàng thiệt lời ít nhưng uy tín của mình vang xa, lâu ngày mình sẽ có chỗ đứng vững trên thị trường hơn người bán hàng giả”.

Chị Trang ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, một khách hàng sử dụng nấm lim xanh chia sẻ: “Nghe báo đài nói nhiều về công dụng của nấm lim xanh Quảng Nam và tôi đang có nhu cầu mua về sử dụng. Sau khi tham khảo thông tin đầy rẫy bán nấm qua mạng Internet, nhưng khi tìm đến địa chỉ http://namlimxanh.quangnam.vn thì tôi đã dừng tại đây và quyết định đặt mua nấm. Khi sử dụng nấm của Linh đã cho kết quả rất khả quan và từ đó, tôi trung thành với nguồn nấm của Cty Linh”.

17-15-54_nh-6
Những cây nấm lim xanh Xích Chi loại 1 rất hiếm ở Cty Linh

Ngoài việc bán nấm, mới đây Linh kinh doanh thêm sâm Ngọc Linh, một loài sâm quý mọc trên đỉnh núi Ngọc Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Cũng giống như nấm lim xanh, Linh đến tận những bản làng của người dân tộc Xê Đăng, chọn những củ sâm chất lượng để cung cấp cho người tiêu dùng.

Để biết thông tin về nấm lim xanh có thể tham khảo tại website của Cty TNHH MTV Nấm linh chi Quảng Nam: http://namlimxanh.quangnam.vn.

Cũng tại trang web này, quý khách hàng đặt mua nấm theo mẫu có sẵn để đăng ký giao dịch mua bán. Hoặc giao dịch trực tiếp tại địa chỉ: Số 106/4, Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 05103.704.444. DĐ: 0979.927.777. Email: namlinhchiqnco@gmail.com.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.