| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng bữa ăn trường học bị thả nổi?

Thứ Bảy 23/03/2019 , 07:10 (GMT+7)

“Thực tế bữa ăn của trẻ ở trường học đã bị bỏ ngỏ từ lâu rồi, đặc biệt là sự phối hợp giữa an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của ngành Y tế với ngành Giáo dục là lỏng lẻo”, BS. Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục chăm sóc & Bảo vệ Trẻ em (Bộ LĐ-TB & XH) trao đổi với KTGĐ.

07-22-48_bs_n
BS. Nguyễn Trọng An

Sau vụ việc hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn gạo, dù chưa xác định nguyên nhân do ăn phải thực phẩm trong trường học, nhưng trước đó cơ quan chức năng phát hiện tại trường này học sinh ăn phải ăn thịt lợn bẩn, gà thối... khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Là bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng, cảm giác của ông thế nào?

Trước hết, tôi mong các bạn đọc hãy đặt tình huống đây là con em của mình bị ăn phải thịt lợn có trứng sán và xin được chia sẻ nỗi lo lắng tới toàn thể các bậc cha mẹ tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Khi đọc được thông tin này tôi rất phẫn nộ trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của những người có trách nhiệm nơi đây.

Sự việc lần này dường như chỉ là một trong rất nhiều chỉ dấu chứng minh, chất lượng bữa ăn ở trường học hiện nay đang bị thả nổi. Ông có đồng tình với nhận định này hay không?

Chúng ta đều biết rằng sức khỏe của trẻ em là phụ thuộc vào ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày. Mặc dù ngành Y tế và Giáo dục đã ban hành nhiều quy định về bảo đảm ATVSTP cho bữa ăn cho học sinh, tuy nhiên thực hiện rất hạn chế. Thực tế bữa ăn của trẻ ở trường học đã bị bỏ ngỏ từ lâu rồi, đặc biệt là sự phối hợp giữa ATVSTP của ngành Y tế với ngành Giáo dục lỏng lẻo, thờ ơ.

Chúng ta đã nghe báo chí phanh phui liên tiếp những vụ ngộ độc thực phẩm ở học đường đã được phát hiện trong thời gian qua, ví dụ vào tháng 10 năm 2018, 352 học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ruốc thịt gà do trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP.Ninh Bình), vụ 54 học sinh tiểu học nhập viện vì ngộ độc sau khi ăn sáng tại căng tin trường Tiểu học Thạnh Đức (Long An)… Ngay tại Hà Nội, báo chí cũng đã phản ánh về sự thật có dòi bò lổm ngổm trong khay cơm tại một trường. Đó là chưa kể đến sự ô nhiễm về các loại hóa chất trừ sâu, chất tăng trọng độc hại mà không thể kiểm tra bằng cảm quan được... Rồi câu chuyện xử lý qua loa, rút kinh nghiệm và rơi vào quên lãng... Tôi mong rằng vụ việc ở Trường mầm non xã Thanh Khương này sẽ được cơ quan chức năng điều tra làm rõ, tránh lại “chìm xuồng”.

Trách nhiệm của nhà trường, của y tế trường học trong những vụ việc để xảy ra mất ATTP tại trường học ra sao thưa ông. Ông có cho rằng, vai trò y tế trường học hiện nay đang bị xem nhẹ?

Hiệu trưởng nhà trường vẫn là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi vấn đề liên quan đến việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú. Lãnh đạo địa phương đó phải vào cuộc xử lý, phải làm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm đến cùng mới đủ sức răn đe, cần có hình thức xử lý nghiêm với cả người đứng đầu trường học, nếu để bếp ăn tập thể mất an toàn thì hiệu trưởng trường đó phải chịu trách nhiệm, bị xử lý nghiêm. Về phía ngành Y tế (theo Thông tư số 54/BYT về cập nhật thông tin và xử lý bệnh dịch) nếu đã nhận được tin báo của dân - không cần phải có công văn yêu cầu của trường - phải vài cuộc ngay, lấy mẫu, xét nghiệm, công bố kết quả, xử lý theo đúng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Y tế phường/xã phải trực tiếp xử lý và báo cáo lên trên, nếu để xảy ra dịch bệnh do sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm thì Giám đốc Y tế dự phòng huyện phải chịu trách nhiệm. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là trách nhiệm của người đứng đầu chứ không phải cán bộ y tế trong trường học. Theo đó phải quy trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra sự việc mất an toàn thực phẩm tại trường học theo đúng tinh thần Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) chính thức có hiệu lực từ ngày 20/10/2018…

20161021-103022155157811
Chất lượng bữa ăn trường học bị thả nổi? (Ảnh có tính chất minh họa)

Tiền ăn bán trú các phụ huynh đều phải bỏ tiền ra nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào "lương tâm và trách nhiệm" của nhà trường. Theo ông nhà trường cần có cơ chế để phụ huynh được giám sát "bất ngờ" với bữa ăn của các con hay không? Muốn làm được việc này, cần phải làm gì? Và làm thế nào để bữa ăn của trẻ không còn nguy cơ mất an toàn rình rập?

Mong rằng các bếp ăn tập thể tại trường học phải cần thực hiện ký hợp đồng cung ứng thực phẩm với các đầu mối có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận đảm bảo ATTP của trung tâm y tế thành phố, căng tin ký hợp đồng với cơ sở cung ứng thực phẩm an toàn, được tập huấn về ATTP. Các cơ sở tổ chức ăn bán trú thực hiện việc mua thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo ATTP.

Các trường cần quan tâm thực hiện tốt quy trình, chế biến thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế và Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định lưu mẫu thức ăn trong các bếp ăn tập thể; quy định thực hiện “Bếp ăn 1 chiều”. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra giám sát các trường học có tổ chức ăn bán trú định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo ATTP; các địa phương nên tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành Y tế - Giáo dục về ATTP nhằm chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm công tác ATTP trường học đóng trên địa bàn. Các trường cần phải thành lập ban giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó đại diện cha mẹ học sinh sẽ là một thành phần của ban này; nguyên liệu thực phẩm đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng; bếp ăn của các trường có trách nhiệm ghi chép, lưu trữ đầy đủ hồ sơ đối với các nguyên liệu chế biến bữa ăn trong trường.

Xin cảm ơn ông!

(Kiến thức gia đình số 12)

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu không để lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ như năm 2023

Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đảm bảo dự án được đấu điện trước 30/6.

Hợp tác quảng bá nông sản Việt Nam tại Hàn Quốc

Sáng 15/4, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cùng với thành phố Goyang (Hàn Quốc) tổ chức Tọa đàm hợp tác đầu tư và xúc tiến thương mại trong nông nghiệp.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Bình luận mới nhất