| Hotline: 0983.970.780

Châu Âu, kẻ thất bại trong cuộc 'so găng' Mỹ-Iran

Thứ Hai 06/08/2018 , 10:30 (GMT+7)

Các lệnh cấm vận do Mỹ tái áp đặt lên Iran sau khi rút khỏi thoả thuận hạt nhân năm 2015 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 6/8. Các phân tích cho thấy châu Âu đang là kẻ thất bại sau quyết định của Tổng thống Donald Trump.

Lệnh trừng phạt của Mỹ, theo mô tả của Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 21/5 là “mạnh nhất trong lịch sử” sẽ gây áp lực lớn lên nền tài chính Iran. Trước đó, Washington đưa ra yêu sách 12 điểm buộc Iran phải thực thi nếu muốn không muốn bị “hứng đòn”. Trong số này bao gồm việc ngừng làm giàu uranium, rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria, thả công dân Mỹ…

Một người đàn ông đọc tờ báo có hình Tổng thống Mỹ Donald Trump ở thủ đô Tehran, Iran

Bloomberg cho biết trước thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực, chính quyền Iran đang phải đưa ra một loạt giải pháp để giữ vững nền kinh tế. Tác động đối với kinh tế Iran đã xảy ra ngay khi các lệnh trừng phạt của Mỹ còn chưa có hiệu lực. Biểu hiện rõ nhất là sự mất giá của đồng rial, tới hơn 2/3 so với đồng đô-la, tính từ đầu năm nay.

Hồi cuối tuần qua, chính quyền Iran đã thông qua kế hoạch của Ngân hàng trung ương Iran, siết chặt các quy định về tiền tệ, tăng cường kiểm soát thị trường chợ đen, trừng phạt nặng hơn các hành vi thao túng giá. Theo Bloomberg, do lo sợ lệnh trừng phạt, nhiều người Iran đã tích trữ tiền đô, biểu tình xảy ra ở nhiều khu vực. Hôm 3/8 mới đây, 1 người đã bị bắn chết, 20 người khác bị bắt ở thành phố Karaj, phía tây Iran. Một vụ biểu tình khác thu hút khoảng 500 người xảy ra ở Eshterhard, thị trấn phía tây thủ đô Tehran.

Các đoạn video tung lên mạng xã hội cho thấy biểu tình xảy ra ở nhiều thành phố, bao gồm cả thủ đô Tehran.
 

Châu Âu-kẻ thất bại

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran, bất chấp phản đối từ phía các đồng minh châu Âu. Theo AFP, quyết định áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran của Mỹ đã gây ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu với quốc gia Hồi giáo này, trên tất cả các lĩnh vực: hàng không, ngân hàng, du lịch, ô tô…

PSA, vốn nắm các nhãn hiệu Peugeot, Citroen và Opel, đã bán sang Iran 445.000 chiếc ô tô năm 2017. Theo AFP, Iran là một trong những thị trường nước ngoài lớn nhất của PSA. Hãng Renault cho biết sẽ duy trì hoạt động kinh doanh ở Iran, nhưng hôm 16/7 thông báo doanh số bán hàng đã giảm xuống 10,3%.

Nhà sản xuất ô tô của Đức là Daimler vừa ký hợp tác với 2 hãng của Iran để xây dựng dây chuyền sản xuất Mercedes-Benz, trong khi Volkswagen vừa lên kế hoạch trở lại thị trường Iran sau 17 năm, nhưng cả 2 sẽ phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh. Ý là đối tác thương mại chính ở châu Âu của Iran, nhưng Đức mới là nước xuất khẩu nhiều nhất vào nước này với trị giá năm 2016 là 2,6 tỉ USD, tăng lên 3 tỉ USD năm 2017.

Hãng dược Sanofi mới đây cho biết sẽ vẫn hợp tác với Iran tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế. Phát ngôn viên Sanofi cho biết còn quá sớm để bình luận về những tác động của lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên Iran. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp châu Âu có thể giữ được bình tĩnh như Sanofi. Helaba và DZ Bank, các ngân hàng Đức đã rút khỏi Iran sau khi lệnh cấm vận của Mỹ được thông báo. Chuỗi khách sạn Melia của Tây Ban Nha vừa ký hợp đồng vận hành 1 khách sạn 5 sao ở Iran nhưng vừa thừa nhận kế hoạch này có thể “chết yểu”.

Lệnh trừng phạt của Mỹ khiến cho các gã khổng lồ dầu mỏ BP (Anh) hay Total (Pháp) đang đứng trước nguy cơ mất hàng tỉ USD làm ăn với Iran. Tương tự, Iran đang là khách hàng của Airbus hay ATR. Châu Âu rõ ràng có lý do để muộn phiền trước quyết định của ông Donald Trump.

(Theo AFP, Bloomberg)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm