| Hotline: 0983.970.780

Cháu bé 3 tuổi chết bất thường: Bác sĩ nói tiêm thuốc để con tôi ngủ ngon thôi...

Thứ Sáu 16/08/2019 , 15:52 (GMT+7)

Một cháu bé chết bất thường trên bàn mổ nhưng bệnh viện không hề giải thích cho gia đình biết nguyên nhân tử vong.

Anh Bào Văn Không, SN 1980, ngụ ấp 19, xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau) là cha của bé Bào Gia Phúc (SN 2016) cho biết: Bé Phúc mắc chứng bệnh rò luân nhĩ (rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra) gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện sản nhi TP Cà Mau để tái khám.

Trước đó khoảng 3 tuần, gia đình có đưa cháu Phúc đến bệnh viện mổ một lần nhưng không hết nên đưa cháu Phúc tái khám.

Anh Không (áo xanh) và chị Hằng đau buồn về cái chết đột ngột của con trai.

Theo anh Không, sáng 10/8, gia đình đưa bé Phúc đến Bệnh viện Sản nhi Cà Mau để tái khám. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán cháu phải mổ cấp cứu. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày thì bé được nhập viện.

Đến 15 giờ 45 thì cháu Phúc vào phòng mổ. Khi đưa vào phòng mổ thì cháu được các y bác sĩ tiêm một liều thuốc gì đó. Đến khoảng 16 giờ 5 thì gia đình được các y bác sĩ trực ca mổ mời gia đình vào phòng mổ.

Chị Võ Thị Hằng (SN 1983), mẹ cháu bé Phúc, kể lại: Lúc vào phòng mổ thấy con mình vẫn nằm bất tỉnh nên tôi ngồi đợi thêm khoảng 15 phút nữa vẫn không thấy con tỉnh dậy nên tôi hỏi bác sĩ. Lúc này một bác sĩ trả lời, tại tiêm thuốc cho cháu ngủ ngon, cháu không quậy đó chị. Tôi mới hỏi, vậy tôi mặc quần áo vào cho con được chưa thì bác sĩ kêu, chị rút ống hơi ra đi, rồi mặc đồ cho bé. Tôi lấy ống tiếp hơi ra thì không thấy con còn thở nữa.

Anh Không nói tiếp: “Lúc tôi bước vào thì thấy 2 người đang nhồi tim cho con trai. Lúc này tôi mới la lên thì các y, bác sĩ gần đó mới chạy đến hỗ trợ cấp cứu cho con tôi. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, các bác sĩ thông báo cho gia đình biết con trai tôi đã tử vong. Sau đó, bệnh viện cho xe đưa cháu về và hỗ trợ gia đình 40 triệu đồng lo mai táng. Điều mà tôi bức xúc nhất là con trai mình chết không biết rõ nguyên nhân. Các giấy tờ bệnh án cũng không trả lại cho gia đình tôi. Từ lúc con trai mất đến nay, bệnh viện không hề cử người đến thăm hỏi động viên gia đình".

[Clip] Anh Không kể lại vụ việc đau lòng.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã liên hệ làm việc với Bệnh viện Sản nhi Cà Mau nhưng lãnh đạo bệnh viện có dấu hiệu "né" báo chí.

Gia đình và dư luận rất mong Bệnh viện Sản nhi Cà Mau có câu trả thỏa đáng cho vấn đề này. Báo NNVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.

Bệnh viện Sản nhi Cà Mau nơi xảy ra sự việc.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm