| Hotline: 0983.970.780

Châu Phi đối mặt khủng hoảng nợ

Thứ Ba 06/11/2018 , 10:30 (GMT+7)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo châu Phi đang tiệm cận một cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng với số lượng các quốc gia ở nhóm “nguy cơ cao” tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua.

Viện Phát triển hải ngoại (Anh) ước lượng con số cụ thể hơn, với 40% khu vực Hạ Sahara (vùng Nam châu Phi), tức vào khoảng 18 quốc gia đã trượt vào mức nguy hiểm.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi thường tập trung vào các dự án hạ tầng

Giữa tuần này, Viện Phát triển hải ngoại tổ chức một hội nghị quốc tế về nợ nước ngoài tại London. Châu Phi không phải ngẫu nhiên trở thành trọng tâm với những gói nợ khổng lồ mà còn bởi gắn liền với một chủ nợ “phi truyền thống”, đó là Trung Quốc. Phương Tây, cả chính quyền và truyền thông, thường có quan điểm quan hệ châu Phi - Trung Quốc là phần quan trọng dẫn đến tình hình nợ chồng chất của nhiều quốc gia trong khu vực. Những dự án hạ tầng bị thổi giá quá đắt đỏ, cộng thêm những khoản vay lớn nhưng hào phóng được mô tả chẳng khác gì chiếc “vòng kim cô” chụp xuống đầu các quốc gia châu Phi.

Nhưng Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm với tình trạng nợ chồng nợ chất ở châu Phi? Và nước này có thực sự dùng bẫy nợ để tạo dựng cứ điểm cho tham vọng ảnh hưởng toàn cầu? Thật khó khi tìm câu trả lời, khi chính các quốc gia châu Phi đang rất hào hứng với những khoản vay dồi dào được cung cấp.

“Nhiều người có vẻ quá hoảng với Trung Quốc, nhưng tôi chẳng thấy gì. Tôi chỉ thấy Trung Quốc đúng là bạn của châu Phi”, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Nigeria Akinwumi Adesina nhìn nhận.

Gyude Moore, cựu quan chức chính phủ Liberia khi nghỉ hưu vẫn nói rằng: “Trung Quốc thì sao, họ cũng chỉ như các chủ nợ khác. Họ đưa tiền nhưng cũng muốn chúng tôi trả nợ”.

Tuy nhiên, số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) cung cấp một bức tranh đáng ngại thực sự. 18 quốc gia khu vực Hạ Sahara thuộc nhóm nguy cơ cao khi nợ nước ngoài vượt 50% GDP. Tổng nợ nước ngoài toàn khu vực ước tính đã lên tới 417 tỷ USD, với khoảng 20% trong số đó thuộc về chủ nợ Trung Quốc, theo tổ chức Nợ Jubilee chuyên vận động xóa nợ cho các nước nghèo. Jubilee tính toán rằng, trong giai đoạn 2006 - 2017, các gói nợ chính phủ và nợ thương mại Trung Quốc cung cấp cho khu vực lên đến 132 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất tính theo quốc gia. 35% của khoản nợ nói trên của châu Phi thuộc về các tổ chức tài chính đa phương như WB và 32% là nợ doanh nghiệp.

Theo Viện nghiên cứu Trung - Phi thuộc Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ), Djibouti, Congo và Zambia là 3 con nợ trầm trọng nhất của Trung Quốc và thuộc nhóm 17 quốc gia tiềm năng mất khả năng thanh toán. Năm 2017, Zambia nợ nước ngoài 8,7 tỷ USD thì 6,4 tỷ đến từ Trung Quốc. Tỷ lệ này của Djibouti chiếm 77%. Cùng kỳ, tỷ lệ của Congo không xác định được, nhưng con số liên quan đến Trung Quốc là khoảng 7 tỷ USD.

So với IMF, WB hay Câu lạc bộ chủ nợ Paris (22 thành viên), các gói nợ đến từ Bắc Kinh hào phóng hơn, dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn và lãi suất thấp hơn. Tiền nợ chủ yếu được dùng cho các dự án phát triển hạ tầng như đường bộ, đường sắt và cảng biển.

Đến thời điểm này, sức hút của các dòng vốn Trung Quốc vẫn rất khó cưỡng. Đơn cử như dự án 476 triệu USD đường cao tốc 4 lần xe nối thủ đô của Uganda với sân bay quốc tế Entebbe dài 51km, không chỉ rút ngắn hành trình như tra tấn dài 2 tiếng trước đây xuống còn 45 phút, nay còn trở lại địa chỉ thu hút khách du lịch nội địa. Nhà kinh tế học Ramathan Ggoobi làm việc tại thủ đô Kampala cho rằng, “Trung Quốc hiện không có đối thủ”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất