| Hotline: 0983.970.780

'Cháy' giống chủ lực vụ xuân 2018 ở Hà Tĩnh và nỗi lo giống thay thế

Thứ Hai 15/01/2018 , 09:49 (GMT+7)

Sản xuất vụ xuân 2018 đang vào thời điểm nước rút. Diện tích mạ xuân sớm, xuân trung cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu gieo cấy. Tuy nhiên, các trà mạ xuân muộn đang “sốt sình sịch” vì thiếu giống lúa chất lượng.

Rất nhiều hộ dân phải sử dụng thóc thịt, thậm chí mua giống... ngoài cơ cấu để sản xuất kịp thời vụ.
 

VTNA2 “cháy” hàng

Cách đây chừng 3 năm giống lúa thuần VTNA2 bị đưa ra khỏi cơ cấu giống lúa chủ lực của Hà Tĩnh vì bệnh bạc lá. Sau đó, giống lúa Thiên ưu 8 thay thế, trở thành bộ giống được bà con ưa chuộng nhất. Nay, sau sự cố thất thu vụ xuân 2017, Hà Tĩnh quay lại đưa VTVA2 vào cơ cấu chủ lực vụ xuân 2018. Đây là giống lúa vừa dễ canh tác, phù hợp đồng đất của Hà Tĩnh vừa đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng.

16-17-55_1
Bà Thái Thị Hương phải đổi thóc thịt trong dân để sản xuất

Chính vì ưu điểm vượt trội trên nên từ đầu vụ đến nay giống VTNA2 tạo thành cơn “sốt”, nhà nhà đặt mua VTNA2, người người lùng mua VTNA2. Lượng “cầu” tăng nhanh đột biến khiến cho “cung” vỡ trận. Hầu hết các địa phương cơ cấu VTNA2 đều phải chạy đôn chạy đáo tìm giống thay thế về cung ứng cho người dân. Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc thừa nhận: “Có tình trạng thiếu giống VTNA2”.

Bà Thái Thị Hương, thôn Đông Huề, xã Vượng Lộc (Can Lộc) mấy hôm nay chạy hết các cửa hàng kinh doanh giống tận thị trấn Nghèn hỏi mua VTNA2 nhưng phải trở về tay không. “Bây giờ chỉ có bà con tự để lại cho nhau thôi chứ hỏi mua ở đâu cũng không có. Mạ đến ngày xuống giống rồi, nóng ruột lắm. Ban đầu tôi định làm 2 sào lúa VTNA2, nhưng nay chỉ đổi được mấy kg nên chắc chỉ gieo cấy 1 sào, sào còn lại thay thế bằng giống khác”. Còn bà Trần Thị Hương, thôn 1 cùng xã Vượng Lộc than thở: “Giai đoạn nước rút rồi, nhà nào cũng chạy tán loạn đi mua giống VTNA2 mà không có nên phải lấy lúa (thóc thịt) trong sập (hộc – PV) ra ngâm ủ vụ ni, vụ sau tính tiếp. Bây giờ mà gieo cấy các giống khác sau ruộng chín trước ruộng chín sau rất khó cho máy gặt khi thu hoạch”.

Được biết, HTX kinh tế mới Vượng Lộc được giao cung ứng giống lúa cho bà con sản xuất 65ha, tuy nhiên về cơ bản HTX này mới chỉ đáp ứng được 40%, còn 60% diện tích còn lại cơ cấu VTNA2 bà con phải... tự lo liệu (!).

16-17-55_2
Rất nhiều người dân tìm mua giống VTNA2

Không chỉ trong người dân, ngay các đại lý cung ứng giống cũng đau đầu vì tình trạng “cháy” giống VTNA2. Ông Võ Tá Hồng, chủ cửa hàng tại thị trấn Nghèn (Can Lộc) cho biết: “Giống VTNA2 đã hết từ lâu lắm rồi. Năm nay tôi đặt hàng 80 tấn giống nhưng cuối cùng chỉ nhập về được 3,5 tấn, không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Hiện Tổng Cty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã cung ứng 200 tấn giống VTNA2 trên địa bàn tỉnh, tương đương 4.000ha. Đặc biệt, sau sự cố mất mùa vụ xuân 2017, nhiều địa phương cơ cấu đến trên 50% diện tích gieo cấy VTNA2. Đơn cử là huyện Can Lộc, theo chỉ đạo của tỉnh, các địa phương không cơ cấu quá 30% diện tích gieo cấy 1 loại giống nhưng thực tế sản xuất tại địa phương này thì diện tích gieo cấy VTNA2 phải lên đến trên 50% (khoảng hơn 4.000ha).
 

Bù đắp giống... ngoài cơ cấu

Ngoài thiếu giống VTNA2, một số giống lúa lai như Nhị ưu 838 nhập khẩu cũng “khan” hàng. Đây là yếu tố khách quan, phụ thuộc nguồn hàng nhập khẩu, tuy nhiên bài toán đặt ra ở đây là sự bị động, lúng túng của cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng cơ cấu giống chưa nắm chắc được nguồn cung ứng. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng thiếu một đầu mối cung ứng giống đảm bảo số lượng, chất lượng trong mọi điều kiện.

Theo lãnh đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh, về tổng chung thì giống vụ xuân không thiếu, chỉ cục bộ riêng giống VTNA2 ở một số địa phương. Năm nay, tỉnh cơ cấu bộ giống chủ lực gồm 12 giống lúa, nếu trong trường hợp khan hiếm thì các địa phương phải chủ động chuyển đổi sang các loại giống trong cơ cấu có cùng thời vụ để phủ kín diện tích.

16-17-55_3
Giống ADI 168 ngoài cơ cấu đang được bày bán tại một số địa phương

Tinh thần chỉ đạo là như vậy, lãnh đạo các địa phương cũng cho biết đã cơ bản cân đối giống thay thế số diện tích thiếu giống VTNA2 và cam đoan tất cả diện tích đều đủ giống, đảm bảo chất lượng, phủ kín diện tích. Tuy nhiên, việc thay thế bộ giống một cách đột ngột, bị động dẫn đến nguy cơ “vỡ” cơ cấu, sử dụng giống ngoài cơ cấu, thậm chí là giống đang sản xuất thử, giống khảo nghiệm không tuân thủ đúng quy trình, tiềm ẩn mất mùa, sâu bệnh gây hại…

Theo tìm hiểu của NNVN, rất nhiều hộ dân khi đến cửa hàng kinh doanh giống trên địa bàn Can Lộc hỏi mua giống VTNA2 đều nhận được cái lắc đầu của chủ cửa hàng. Đồng thời, được chủ cửa hàng giới thiệu chuyển sang thay thế bởi giống lúa ADI 168. Đây là giống lúa có tính chất, thời gian sinh trưởng tương đương VTNA2 do Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Nông nghiệp ADI nhập nội, phân phối tại Việt Nam. Vấn đề đáng nói ở đây là giống đang trong giai đoạn sản xuất thử (!).

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm