| Hotline: 0983.970.780

“Cháy” ngân sách chống cháy rừng

Thứ Ba 30/03/2010 , 13:15 (GMT+7)

Thiết bị thiếu thốn, chế độ phụ cấp phòng cháy thấp, mỗi khi cháy lớn chính quyền lại hô hào dân bỏ việc đồng áng đi dập lửa mà không có tiền bồi dưỡng… Đây là những tồn tại dai dẳng trong phòng cháy, chữa cháy rừng tại hầu hết các tỉnh Tây Bắc.

* Mổ lợn… để cứu rừng

Thiết bị thiếu thốn, chế độ phụ cấp phòng cháy thấp, mỗi khi cháy lớn chính quyền lại hô hào dân bỏ việc đồng áng đi dập lửa mà không có tiền bồi dưỡng… Đây là những tồn tại dai dẳng trong PCCCR tại hầu hết các tỉnh Tây Bắc.

Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có tới 31.000 ha đất lâm nghiệp ở trạng thái rừng Ia, Ib, Ic. Trong đó có hơn 8.000 ha đất nương rẫy, là nơi để người dân tổ chức SX nên có nguy cơ cháy cao. Bước vào mùa hanh khô 2010, để chủ động PCCCR hiệu quả huyện phải tổ chức các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, dân quân tự vệ cơ động sẵn sàng dập lửa. Chỉ đạo các trưởng thôn cam kết hướng dẫn dân dọn đốt nương theo quy trình kĩ thuật: “Phát dọn đường ranh rộng từ 1,5- 2 m xung quanh nương rẫy, đốt ngược chiều gió, khi đốt phải báo trước cho Trưởng thôn và chuẩn bị người, công cụ dập lửa khi cháy lan”.

Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng vào mùa hanh khô

Tuy nhiên, trong quý I/2010 Đà Bắc vẫn xảy ra 6 vụ cháy rừng. Có những đám cháy huy động tới vài trăm người ứng cứu, dùng dao phát dọn, chia cắt khoanh vùng đám cháy, tạo đường băng cản lửa nên các đám cháy mới bị khống chế. Ông Phạm Quang Ngật – Phó ban PCCCR huyện Đà Bắc cho biết lực lượng chữa cháy thường trực rất mỏng, mỗi khi có cháy đều phải dựa chính vào sức dân như vụ cháy 20 ha vùng đệm khu BTTN ngày 26/2 tại xã Đoàn Kết phải huy động 75 người dân địa phương, vụ cháy 32,5 ha rừng xã Hào Lý ngày 27/2 huy động tới 325 người.

Đi chữa cháy người dân không chỉ hi sinh thời gian, công sức mà phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng nhưng cả tỉnh, huyện đều không có nguồn kinh phí chi trả cho việc PCCCR. Gọi là nhờ dân cứu cháy mà dân khát nước cũng không có tiền mua, đành phải cấu véo chỗ nọ bỏ chỗ kia hoặc chi “ngoài ngân sách”.

Trường hợp cháy ở rừng xa, 1 người dân lên cứu cháy hôm trước, hôm sau phải có 1 người khác trong nhà mang cơm lên tiếp tế bởi Ban thường trực PCCCR huyện không đủ “khỏe” để nuôi cơm tới 300 người. Từng đám cháy được dập tắt, cán bộ huyện ai cũng vui mừng nhưng nhìn dân thất thểu, mệt mỏi vác cuốc, xẻng ra về, cả lãnh đạo huyện và các cán bộ trong Ban PCCCR đều thấy ái ngại. Một vài lần thì được nhưng đâu thể "nhờ" dân mãi? Cuối cùng lãnh đạo chụm đầu hội ý, giảm chi chỗ này, bớt tiêu chỗ kia dành ra vài ba triệu mua vài con lợn mời dân bản liên hoan.

Theo ông Hà Hùng – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc những kiến nghị của địa phương là hợp lý, UBDT tiếp thu và hứa sẽ phối hợp với Bộ NN- PTNT tìm giải pháp tháo gỡ để trình Thủ tướng.

Đề cập đến khó khăn cho việc tạo nguồn ngân sách PCCCR, ông Nguyễn Mạnh Hoà - Chủ tịch UBND huyện cho rằng cấp tỉnh, cấp TƯ cần quan tâm hơn đến các khoản chi thực tế tại địa phương. Huyện đã nhiều lần kiến nghị với tỉnh dành riêng một khoản hàng năm để mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho người tham gia cứu cháy, cũng như chi trong trường hợp bị cháy nhưng không được Sở Tài chính...gật.

Vướng mắc ở đây chính là quy định đối tượng chi trả kinh phí trong PCCCR. Theo thông tư 09, toàn bộ chi phí chữa cháy khi xảy ra cháy rừng đều do chủ rừng chi trả. Nhưng trên thực tế các địa phương đều giao rừng đến từng hộ dân quản lý, lúc này phần đa chủ rừng chính là các hộ dân nghèo. Đối với rừng tự nhiên, kinh phí nhà nước cấp để bảo vệ rừng chỉ được 100.000/ha/năm, còn đối với rừng SX, dân đã bị cháy mất rừng, không có tiền để trồng lại rừng thì lấy đâu ra chi phí?

Chưa nói đến trang bị phòng hộ, cứu cháy thiếu thốn ngay cả tiền hỗ trợ đối với người được cấp xã kí hợp đồng bảo vệ rừng trong 5 tháng mùa hanh khô cũng quá thấp, chỉ có 300.000 đồng/tháng, quyền lợi ít nên bản thân những người này cũng chưa gắn trách nhiệm với rừng.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.