| Hotline: 0983.970.780

Chế biến bột lá sắn nuôi cá

Thứ Tư 30/11/2011 , 10:30 (GMT+7)

Mới đây nhóm các nhà khoa học Khoa Thủy sản thuộc Trường ĐH Nông Lâm Huế hợp tác với các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Nông nghiệp nhiệt đới của Colombia thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Chế biến bột lá sắn thay thế bột cá trong thành phần thức ăn nuôi cá rô phi dòng Gift”.

Các mô hình thử nghiệm được triển khai tại xã Vân Thủy, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế cho kết quả rất tốt: cá tăng trưởng tốt, tỷ lệ cá nuôi sống đạt cao từ 76 đến 90%, chi phí giá thành hạ, cho lợi nhuận cao. Chúng tôi tóm tắt nội dung đề tài và cách làm theo hướng dẫn của Trường ĐH Nông Lâm Huế để bà con các nơi tham khảo, vận dụng.

Theo hướng dẫn của TS. Mạc Như Bình, lá sắn tươi được phơi khô đến độ giòn trong 2-3 ngày rồi đem xay nhỏ (kích thước khoảng 0,5-1mm), bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng để làm thức ăn nuôi thủy sản. Tùy theo giống cá, tuổi cá và thời kỳ sinh trưởng mà phối trộn bột lá sắn thay thế cho bột cá theo tỷ lệ cho thích hợp: từ 25, 50, 75 và 100%.

Thực tế các mô hình thử nghiệm vừa qua cho thấy, sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi thì cá tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%, chi phí giá thành giảm nhiều, lợi nhuận cao hơn so với cách nuôi cũ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm