| Hotline: 0983.970.780

Chế máy rạch hàng trồng mía, mì

Thứ Ba 28/06/2011 , 14:55 (GMT+7)

Đến xã Cam An Nam – huyện Cam Lâm - Khánh Hòa hỏi ông Lưu Quang Trương thường gọi là Ba Sự, người sáng chế ra chiếc máy cày đất, máy xới làm cỏ để trồng mía, trồng mì… không ai là không biết.

Gặp chúng tôi, ông cho biết chiếc máy này ông đã mày mò hoàn thiện đến nay là ba năm và giờ đây sản phẩm của ông đã có mặt ở các xã trong và ngoài huyện. Máy dùng nguyên động cơ hon đa loại 50 phân khối trở lên, các linh kiện khác chủ yếu là tận dụng, độ chế từ sắt thép phế liệu cũng như các phụ tùng khác ở các tiệm sửa chữa xe máy đã bỏ đi.

Máy hoạt động rất gọn nhẹ, nhanh, gồm 3 chức năng: Cày rạch hàng để trồng mía, cày làm dòng trồng mỳ, chảo xới cỏ có bề rộng theo hàng trồng và khi ra ruộng có thể dùng rơ moóc để kéo trọng tải có thể chở trên 500 kg, khi thực hiện các thao tác khác nhau chỉ cần lắp thay thế với các dụng cụ trên.

Ông cho biết, chiếc máy này một giờ đồng hồ có thể cày xới cỏ khoảng 1.000m2 và tiêu tốn khoảng 750 ml xăng. Mỗi ngày, máy cày xới cỏ hoặc cày rạch hàng trồng khoảng 7.000 – 8.000 m2.

Đến giờ này ông đã bán ra thị trường khoảng 10 máy, với giá 5 triệu đồng/máy, bao gồm các dụng cụ làm đất, cày xới và rơ moóc. Tôi hỏi sao ông không mở rộng sản xuất để phục vụ bà con nông dân. Ông cho biết là không có vốn, chỉ có ai biết tới đặt hàng thì ông mới làm và khoe rằng hiện nay ông đang có ý tưởng sẽ làm một chiếc máy thu hoạch mía (kể cả chặt và róc lá) dự kiến sẽ thành công trong thời gian tới.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất