| Hotline: 0983.970.780

Chè sạch lên ngôi: 'Con ếch xanh' Xứ Tuyên

Thứ Tư 26/08/2015 , 07:10 (GMT+7)

Mỗi sản phẩm chè của Mỹ Lâm đều có gắn lô gô con ếch xanh. Đó là nhãn hiệu của tổ chức Rainforest Alliance - Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững./ Bất ngờ chè Phú Cường

Ngược lại với sự suy thoái chung của hệ thống nông lâm trường trạm trại hoạt động sản xuất kinh doanh chè, Công ty CP chè Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) không những đứng vững mà còn liên tục phát triển ổn định, bền vững. Cán bộ, công nhân của công ty nói vui rằng, thành quả đó là nhờ nỗ lực của mỗi người biết chăm lo bảo vệ "con ếch xanh".

Trà con ếch xanh

Mỗi sản phẩm chè của Mỹ Lâm đều có gắn lô gô con ếch xanh. Đó là nhãn hiệu của tổ chức Rainforest Alliance - Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững.

Thực tế trên được PGĐ công ty, ông Trần Quốc Văn giải thích, Công ty CP chè Mỹ Lâm là doanh nghiệp chè đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn thực hiện chương trình hợp tác công tư giữa Bộ NN-PTNT và tập đoàn Unilever. Unilever là tập đoàn hóa mỹ phẩm và tiêu dùng lớn nhất thế giới đang tiêu thụ 15% sản lượng chè thế giới.

Tập đoàn cũng cam kết hỗ trợ công ty thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và sẽ thu mua ổn định sản phẩm đạt chứng nhận Rainforest Alliance.


Chứng nhận "con ếch xanh"

Cơ hội lớn nhưng thử thách cũng không nhỏ, qua khảo sát, lãnh đạo Công ty CP chè Mỹ Lâm nhận thấy một thực tế là ngoài Unilever, thì ba, bốn tập đoàn tiêu thụ tới 90% sản lượng chè toàn thế giới chỉ thu mua chè đạt chứng nhận Rainforest Alliance.

Năm 2010, cán bộ, công nhân toàn công ty bắt tay vào việc thực hiện sản xuất chè theo chứng chỉ con ếch xanh.

Khởi đầu nan

Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững yêu cầu phát triển kinh doanh đi đôi với quan tâm thực hiện tự giác 10 nguyên tắc gồm: Bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn nguồn nước, đối xử công bằng và điều kiện làm việc người lao động, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, quan hệ cộng đồng, quản lý sâu bệnh tổng hợp IPM, quản lý và bảo tồn đất và quản lý rác thải tổng hợp.

Có vẻ rất lạ khi một doanh nghiệp sản xuất chè lại phải thực hiện những yêu cầu mang tính nhân văn của một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã hay gìn giữ môi trường sống.

Ông Nguyễn Đức Ngà (Trưởng phòng nông nghiệp, Công ty CP chè Mỹ Lâm) cho biết, 10 nguyên tắc trên không thể tách rời quy trình sản xuất chè an toàn.

Sản phẩm chè đạt chứng nhận Rainforest Alliance khi và chỉ khi thực hiện quy trình đảm bảo các nguyên tắc trên. Nói cách khác, đó chính là phương pháp để tạo ra sản phẩm chè đạt yêu cầu của đơn vị tiêu thụ.

Cùng với 10 nguyên tắc là 99 tiêu chí đánh giá, truy nguyên nguồn gốc được tổ chức cấp chứng nhận giám sát.

Để thực hiện chứng nhận, công ty đã quy hoạch diện tích trên 400 ha và chia thành 10 đội sản xuất. Diện tích các lô, khoảnh hay nương chè nằm liền kề với đường giao thông buộc phải trồng hàng rào cây lá chắn, bảo vệ cho chè không bị xâm hại.

09-46-20_3
Công nhân phun thuốc BVTV tại Công ty CP chè Mỹ Lâm được trang bị bảo hộ như bộ đội phòng hóa

Ông Trần Văn Tuấn (Đội trưởng đội sản xuất 17, Công ty CP chè Mỹ Lâm) cho biết, qua tập huấn đến thực hiện, quy trình sản xuất mới đã thay đổi toàn bộ nhận thức, tư duy, cách thức sản xuất của người lao động. Đơn cử như trước đây, ai cũng có thể hái chè, phun thuốc, chăm sóc, chế biến chè nhưng nay đã khác.

Đơn vị cấp chứng nhận bất thình lình đến kiểm tra mà thấy trẻ em đeo giỏ đi hái chè thì lập tức họ thu lại chứng nhận ngay. Hoặc, toàn công ty có một đội dịch vụ phun thuốc BVTV. Người phun thuốc được trang bị bảo hộ không khác nào bộ đội phòng hóa. Tất cả, nhất cử, nhất động trên nương chè đều phải được ghi chép thành nhật ký để truy nguyên nguồn gốc.

Năm 2013, Công ty CP chè Mỹ Lâm đã chính thức được cấp chứng chỉ và là thành viên của tổ chức Rainforest Alliance.

Đi kèm niềm vui là đòi hỏi trách nhiệm rất lớn, ông Trần Quốc Văn (PGĐ Công ty CP chè Mỹ Lâm) cho biết, chứng chỉ sẽ mỗi năm được cấp lại một lần với tiêu chí năm sau lại cao hơn năm trước. Yêu cầu khắt khe, ngặt nghèo đó bắt buộc mỗi thành viên phải không ngừng nỗ lực vì công ty đã... cưỡi trên lưng hổ rồi.

Sánh tầm quốc tế

Chất lượng chè đen và chè xanh Mỹ Lâm hiện đang dẫn đầu cả nước với thị trường tiêu thu rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Ba Lan, Anh, Nga, Các tiểu vương quốc A Rập…

Sản phẩm chè Mỹ Lâm được hàng triệu người trên thế giới tiêu dùng mỗi ngày với trên 90% sản lượng chè được tiêu thụ bởi tập đoàn Unilever. Với sản lượng đạt xấp xỉ 2.000 tấn/năm, doanh thu công ty đạt gần 100 tỷ đồng/năm. Ngoài cam kết thu mua sản phẩm, phía Unilever còn yêu cầu Công ty CP chè Mỹ Lâm tiếp tục mở rộng sản xuất để tăng sản lượng bán.

09-46-20_4
Sản xuất chè con ếch xanh Mỹ Lâm là phương cách duy nhất để ổn định và phát triển

Chị Võ Thị Hương (công nhân đội 17, Công ty CP chè Mỹ Lâm) cho biết, thay đổi phương thức sản xuất đã mang lại rất nhiều giá trị cho bà con.

Qua 3 năm, năng suất đã tăng được 25%, giá bán tăng được 15%. Thu nhập của người làm chè vẫn còn hứa hẹn tăng cao, ổn định, bền vững trong tương lai. Điều quan trọng hơn nữa là người dân đã biết áp dụng quy trình sản xuất an toàn với tiêu chuẩn quốc tế, góp phần gìn giữ sức khỏe và môi trường sống của chính mình.

Ông Lê Quang Chuyền (Giám đốc Công ty CP chè Mỹ Lâm) cho biết, Rainforest Alliance giúp cho doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh và có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường mới. Chứng chỉ là phương cách duy nhất hiện nay để duy trì sản xuất, ổn định đời sống công nhân. Công ty đã đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, qua đó nâng cao thu nhập của người làm chè từ 80 triệu hiện nay lên 150 triệu/ha/năm vào năm 2020.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm