| Hotline: 0983.970.780

Chế tạo máy ép củi trấu

Thứ Sáu 08/10/2010 , 10:12 (GMT+7)

Anh Trần Đình Lai, sinh năm 1975, trú tại thôn An Xuân (TT – Huế) đã thành công sáng chế ra máy ép trấu thành củi.

Anh Lai đang vận hành máy ép trấu thành củi để mang ra thị trường tiêu thụ

Anh Trần Đình Lai, sinh năm 1975, trú tại thôn An Xuân (xã Quảng An, huyện Quảng Điền, TT – Huế) đã thành công sáng chế ra máy ép trấu thành củi. Dự kiến giữa tháng 10/2010 Sở Công thương TT - Huế sẽ nghiệm thu để bảo hộ sản phẩm.

Sinh ra trên trên vùng quê ven phá Tam Giang, hàng ngày phải chứng kiến các cơ sở xay xát lúa thải ra môi trường một lượng trấu rất lớn, vừa gây ô nhiễm vừa lãng phí trong khi nhu cầu về chất đốt của người dân rất khan hiếm, anh Lai bắt đầu suy nghĩ nhằm làm ra một loại bếp đốt trấu.

Sẵn có kiến thức học được tại Trường trung cấp Công nghiệp Huế (hiện là Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế) và nhiều năm lăn lộn với nghề cơ khí, sau nhiều tháng suy nghĩ anh Lai quyết định sản xuất máy ép vỏ trấu thành các thanh củi trấu và than trấu để làm chất đốt.

 Đề án được triển khai, đến giữa năm 2009 công việc chế tạo máy được tiến hành, dựa trên nguyên lý hoạt động của máy nén bằng trục vít, sản phẩm luồn ra theo khuôn. Chỉ sau hơn 6 tháng mày mò, đầu 2010 chiếc máy ép củi trấu ra đời và cho chạy thử nghiệm. Công nghệ ép không cần chất kết dính, nhưng vẫn tạo thành những thanh cứng tự nhiên. Qua sản xuất và chạy thử, sản phẩm củi trấu đã đáp ứng các tiêu chuẩn dự kiến.

Theo tính toán của anh Lai, cứ cho 1 kg trấu vào máy sẽ cho ra 1kg củi, mỗi kg củi trấu bán ra thị trường với giá 800 - 1.000 đồng, trừ mọi chi phí có lãi 400 đồng. So với củi gỗ và than đá, giá bán của củi trấu thấp hơn 30- 50%. Với một máy hoạt động mỗi giờ cho ra 220 kg củi trấu, mỗi ngày cho lãi ròng trên 500 ngàn đồng.

Anh Lai phấn khởi cho biết, hiện nhiều cơ sở xay xát đã đồng ý cho mượn mặt bằng đặt máy để tiện thu gom vỏ trấu, kế hoạch sẽ mở một cơ sở sản xuất củi trấu tại thị trấn Sịa. Mặc dù sản phẩm chưa được nghiệm thu nhưng đã có nhiều người trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn đã đến đặt mua.

Ngoài chế tạo thành công máy ép củi trấu, trước đó anh Trấn Đình Lai từng sản xuất các loại máy gặt, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy chế biến thức ăn cho tôm nuôi... Anh còn sửa chữa, chế tạo máy cơ khí và sản xuất máy tham gia thi công các công trình san lấp mặt bằng, đào hố nuôi tôm, nạo vét kênh mương... trên địa bàn. Dự kiến sắp tới sẽ nghiên cứu chế tạo một chiệc máy gặt lúa chạy bằng phao hoạt động trên vùng ruộng trũng. Được biết, hiện nay trên thị trường vẫn chưa có chiếc máy này.

Sản phẩm máy ép trấu thành củi ra đời không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đến nay cơ sở anh Lai đã tạo công ăn việc làm cho 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động mùa vụ.

Xem thêm
Xây dựng ngành hàng nuôi biển: [Bài 3] Sắp xếp không gian biển

Các tỉnh ven biển đang thực hiện dẹp bỏ lồng nuôi thả tự phát, sai quy hoạch… Không gian biển đang được sắp xếp một cách quy củ, bài bản để nuôi biển bền vững.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.