| Hotline: 0983.970.780

Chè Thái Nguyên cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn

Thứ Tư 27/07/2016 , 14:10 (GMT+7)

Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè nhưng chỉ đạt 3,5 - 4 điểm trên thang điểm 10 của thế giới về chất lượng chè xuất khẩu...

15-51-19_2
Cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên

 

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tiến đến việc quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quá trình trồng, chăm sóc và chế biến chè, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện việc ký cam kết đối với một số chủ cơ sở, doanh nghiệp và HTX sản xuất, chế biến chè trên địa bàn.

Thực trạng

Nếu như năm 1997, Thái Nguyên mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tấn; đến năm 2009, diện tích là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha.

Có thể thấy, sau hơn 10 năm, dù diện tích chưa tăng gấp đôi nhưng sản lượng chè đã tăng gấp 4 lần. Chỉ 2 năm sau, hết năm 2011, khi những nương chè kiến thiết chuyển thành nương chè kinh doanh thì Thái Nguyên có gần 18.200 ha chè, tăng 1.141 ha so với 1 năm trước.

Trong đó có trên 16.600 ha chè cho sản phẩm, năng suất đạt gần 109 tạ/ha, cao hơn năm 2010 gần 2 tạ/ha, sản lượng đạt trên 181.000 tấn (gấp hơn 7 lần so với năm 1997). Thời điểm hiện tại, Thái Nguyên có gần 21.000 ha chè, năng suất đạt 111 tạ/ha. Điều đáng nói là diện tích trên vẫn tiếp tục được nâng lên khi số lượng đăng ký trồng mới và trồng thay thế của người dân còn nhiều.

Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè nhưng chỉ đạt 3,5 - 4 điểm trên thang điểm 10 của thế giới về chất lượng chè xuất khẩu. Rõ ràng, việc tổ chức lại sản xuất chè theo hướng an toàn là đòi hỏi cấp thiết để tạo uy tín, nâng cao giá thành, thu nhập cho người làm chè.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, sản xuất, chế biến sản phẩm chè tại Thái Nguyên đang theo hướng tích cực: Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng trong khi đó chất lượng và giá trị cũng ngày càng tăng cao. Giải pháp tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè búp tươi chất lượng cao theo hướng cung cấp nguyên liệu chè xanh chất lượng cao đang phát huy hiệu quả và sẽ là giải pháp kinh tế kỹ thuật mang tính cốt lõi trong sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên.

Cam kết

Ông Ngô Văn Hậu, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thái Nguyên cho biết, về cơ bản, người làm chè, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè nhận thức tốt về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng để tạo cơ sở trong quản lý Nhà nước thì phải thực hiện tập huấn và ký cam kết. Trong lần đầu thực hiện, toàn tỉnh Thái Nguyên có 55 cơ sở, HTX sản xuất, kinh doanh chè tham gia cam kết.

15-51-19_3
Cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên
 

Bà Trần Thị Phương, HTX chè Hà Phương, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, cho biết, những nội dung yêu cầu phải thực hiện đối với cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, quy định về an toàn thực phẩm… không khó để tìm, hiểu biết và đã được thực hiện. Hầu hết người làm chè đều đã được học tập, ứng dụng. Tuy nhiên, buôn có bạn, bán có phường, tập hợp của những người tham gia cam kết như một sự khẳng định hơn nữa chất lượng sản phẩm chè của chúng tôi.

Ông Ngô Văn Hợi, Chủ nhiệm HTX chè Phúc Thành, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, phân tích, có cam kết, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có cơ sở để kiểm tra và xử lý. Thực tế đó đòi hỏi người làm chè phải trung thực, tự giác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, cam kết và kiểm tra, xử lý việc thực hiên cam kết chính là thước đo giá trị, chất lượng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè cạnh tranh lành mạnh hơn nữa. Xu hướng đó ngày càng mang lại giá trị, chất lượng cao hơn nữa cho sản phẩm chè Thái.

Nội dung cam kết gồm 6 điểm. Trong đó Cơ sở sản xuất kinh doanh chè phải chấp hành đầy đủ các thủ tục quy định tại Luật an toàn thực phẩm; các nguyên liệu để sản xuất có suất xứ rõ ràng; đủ điều kiện đảm bảo ATTP về thiết bị, nhà xưởng, kho; có nhãn sản phẩm đúng quy định và chỉ xuất bán ra thị trường sản phẩm đảm bảo ATTP theo quy định.

Ông Ngô Văn Hậu (Chi cục trưởng chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thái Nguyên) cho biết, trách nhiệm của đơn vị là coi các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè là đối tượng phải phục vụ. Tiến tới, Chi cục sẽ tiếp tục thực hiện ký cam kết đối với những cơ sở khác trên địa bàn, đồng thời triển khai việc kiểm tra đảm bảo thực hiện cam kết.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm