| Hotline: 0983.970.780

Chết dở vì khu công nghiệp

Chủ Nhật 03/06/2012 , 15:01 (GMT+7)

Cả nước đã có hơn 267 khu công nghiệp (KCN), chiếm 72.000 ha đất. Do phát triển quá nhanh lại thiếu quy hoạch tổng thể nên hệ thống KCN hiện đang gây nhiều hệ lụy tại các địa phương.

Cả nước đã có hơn 267 khu công nghiệp (KCN), chiếm 72.000 ha đất. Do phát triển quá nhanh lại thiếu quy hoạch tổng thể nên hệ thống KCN hiện đang gây nhiều hệ lụy tại các địa phương.

Khắp nơi “trùm mền”

Rất nhiều KCN, cụm công nghiệp bị đình trệ do các nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết và vì năng lực tài chính yếu, hụt hơi trong giai đoạn kinh tế khó khăn

Đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, mỗi huyện, TP phải có ít nhất một cụm công nghiệp (CCN), tỉnh Sóc Trăng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập 6 KCN. Để có được diện tích đất thành lập các KCN này, tỉnh phải thu hồi trên 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng ngàn nông dân đành phải “hy sinh” mảnh ruộng của mình.

Vào KCN… trồng khoai, cà

Những ngày này, vào KCN An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành - Sóc Trăng), chúng tôi cảm nhận rõ sự hoang vắng mênh mông. Tiếng máy cày làm đất át cả tiếng ồn phát ra từ các nhà máy chế biến. Ông Phạm Văn Danh, nông dân xã Tài Văn, huyện Trần Đề - Sóc Trăng, khoe: “Tôi hợp đồng với chủ đầu tư vào đây trồng hàng chục hecta khoai, bắp mấy năm nay.

 
Trồng cà trong KCN An Nghiệp (Sóc Trăng) và đất hoang ở cụm công nghiệp Tây An (huyện Duy Xuyên - Quảng Nam).

Đất ở đây còn để trống nhiều lắm, mình cần bao nhiêu cũng có”. Bên cạnh, bà Năm Phước (ngụ phường 8, TP Sóc Trăng) cũng thuê 2 chiếc máy cày và hàng chục nhân công làm đất để trồng cà trong KCN này. “Trước đây, tôi buôn bán ở chợ, thấy trong này đất trống nhiều quá nên vào xin thuê trồng cà, lợi nhuận chia mình 7 phần, họ 3 phần” - bà Phước cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau nhiều năm được phê duyệt quy hoạch, trong 6 KCN nói trên của tỉnh Sóc Trăng hiện chỉ có KCN An Nghiệp (vốn đầu tư 70 tỉ đồng, thu hồi 251 ha đất lúa) là có nhà máy, số còn lại trong tình trạng quy hoạch treo do thiếu kinh phí bồi thường giải tỏa và thu hút đầu tư yếu. Ngoài 52% tổng diện tích đã và đang triển khai xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, phần đất còn lại của KCN An Nghiệp là bỏ hoang.

Vắng bóng nhà đầu tư

Có mặt tại CCN Nam Chu Lai (huyện Núi Thành - Quảng Nam) vào những ngày cuối tháng 5-2012, trước mắt chúng tôi là những bãi đất bỏ hoang mà ngày trước là những ngôi nhà, ruộng vườn tươi tốt của người dân nhường đất để di dời đến nơi ở mới. Hơn 6 năm khai thác, đến nay toàn CCN Nam Chu Lai chỉ có vỏn vẹn 4 công ty vào xây dựng nhà máy.


KCN Sông Hậu (xã Đông Phú, huyện Châu Thành - Hậu Giang) khá thưa vắng nên nhiều người vào đây trồng dưa hấu và mở chợ tạm trên đất bỏ hoang. 

Tương tự, tại CCN Tây An (xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên - Quảng Nam), sau gần 10 năm khai thác đến nay vẫn còn trên 30 ha đất bỏ hoang. Ông Dương Văn Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Duy Xuyên, cho biết tổng diện tích quy hoạch CCN Tây An lúc đầu là 50 ha, sau đó nâng lên 75 ha, hiện đang định hướng mở rộng lên 110 ha (!).

Tại huyện Thăng Bình - Quảng Nam cũng có đến 6 CCN. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết đều không hoạt động hiệu quả. CCN nào cũng lưa thưa vài công ty, còn lại đa phần là đất bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm. Riêng huyện Điện Bàn - Quảng Nam cũng có 6 CCN và cùng chung cảnh vắng bóng nhà đầu tư. Theo các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, tỉ lệ lấp đầy, thu hút đầu tư trong các CCN của tỉnh đạt thấp, một số cụm mới đạt 20%-30%.

100 năm nữa chưa lấp đầy

Khu Kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) có tổng diện tích 1.325 ha, là khu kinh tế trọng điểm của miền Trung. Ngoài vốn đầu tư 900 tỉ đồng để tái định cư và xây đường dẫn vào khu kinh tế chi từ ngân sách, 1.167 tỉ đồng còn lại do các đơn vị kinh doanh hạ tầng đầu tư để san ủi mặt bằng. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động (từ năm 2006), đến nay Khu Kinh tế Nhơn Hội vẫn chỉ là mênh mông… cát. Hiện chỉ có 35 dự án đăng ký đầu tư vào đây.

Ngay sau khi Khu Kinh tế Nhơn Hội đi vào hoạt động, UBND tỉnh Bình Định công bố danh sách các nhà đầu tư đăng ký vào đây với số vốn 3,5 tỉ USD, còn hiện tại, tổng số vốn của 35 dự án chỉ 1,7 tỉ USD.
Hiện tại, 35 dự án đăng ký đầu tư chỉ mới chiếm khoảng 10% diện tích của Khu Kinh tế Nhơn Hội, còn nếu tính diện tích các dự án đã được xây dựng thì chưa đến 1% tổng diện tích. Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Bình Định, với đà này thì 100 năm nữa chưa lấp đầy Khu Kinh tế Nhơn Hội!
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng ì ạch này, như chậm giải phóng mặt bằng và giao đất, xây dựng hệ thống nước sạch quá tốn kém… Nhưng lý do chính, theo ông Toàn, là các nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên đành “trùm mền” dự án.

 

Dân kêu rát họng, vẫn “rùa bò” !

Tháng 5-2008, liên danh nhà đầu tư Hoa Cheng Long Đức Phong (Trung Quốc) và Hoàng Quân (TPHCM) làm lễ khởi công xây dựng hạ tầng KCN Du Long thuộc 2 xã Lợi Hải, Bắc Phong (huyện Thuận Bắc - Ninh Thuận). Đây là dự án KCN lớn nhất của Ninh Thuận, có diện tích hơn 407,2 ha (phần lớn được thu hồi từ đất sản xuất của người dân địa phương) với tổng vốn lên đến 528 tỉ đồng.

Đã hơn 5 năm trôi qua, dự án hiện vẫn còn ngổn ngang. Dân kêu nhiều lần, chính quyền huyện, xã cũng bức xúc nên cuối tháng 9-2008, lãnh đạo tỉnh phải yêu cầu đại diện liên danh nhà đầu tư trong nước là Công ty Hoàng Quân đẩy nhanh tiến độ.

Dù vậy, tình trạng “rùa” của dự án vẫn tiếp tục kéo dài. Tháng 4-2011, Công ty Hoàng Quân rút khỏi liên danh, UBND tỉnh buộc phải cấp lại giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Hoa Cheng Long Đức Phong. Dự án xem như trở về điểm xuất phát. Một cán bộ xã Lợi Hải ngao ngán: “Tỉnh có chủ trương thu hồi đất của dân để làm KCN, bà con chấp hành nghiêm nhưng hàng trăm hecta đất nông nghiệp bỏ hoang mấy năm qua, lãng phí quá”.

Cuối tháng 4-2012, Tập đoàn Hoa Cheng Long Đức Phong đã khởi động lại dự án nhưng tiến độ thi công rất cầm chừng.

 Kỳ tới: Hiệu quả ít hơn hậu quả!                                                                                           Theo NLĐ

 

Cùng chủ đề:

>> PGS-TS Trần Đình Thiên: ''Không ai làm KCN theo kiểu xây chuồng bò''
>> Những chiêu trò xí phần: Trên có kế sách, dưới có... đối sách
>> Những chiêu trò xí phần: Có ưu đãi tội gì không xí
>> Xã “đầu binh cuối cán”, dân tự cứu mình
>> Ý kiến chuyên gia
>> Cuộc chiến vì niêu cơm
>> Tan giấc mơ công nhân
>> Chủ đầu tư ''nổ'', dân khốn khổ
>> Khu công nghiệp mang lại nỗi buồn

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm