| Hotline: 0983.970.780

Chết vẫn chưa hết chuyện

Thứ Sáu 08/05/2020 , 09:43 (GMT+7)

Ba cháu ra đi giữa những ngày dịch bệnh. Chuyện rắc rối nảy sinh khi tìm nơi cho ba cháu an nghỉ vĩnh hằng.

Cô Dạ Hương kính!

Ba mẹ cháu khi già thì bắt đầu lo đến chuyện tiền để dành cho việc nằm ở đâu. Gọi là lo hậu sự cho chính mình. Vậy là chị em cháu có phước, ba mẹ lo cho cả rồi, chỉ việc nữa sẽ thi hành mà thôi. Rồi ba cháu bệnh, lão suy, dần dần.

Hồi ba khỏe, cứ nghĩ là sẽ thiêu rồi…chưa biết sao nữa, vì ba không theo Phật, không đi chùa. Ở quê nội, ba về nằm đó cũng được nhưng ba không thích đưa quan tài về, xa xôi, lặn vặn, khổ cho nhiều người quá. Chuyện chỉ dừng lại ở đó. Chị em cháu nghĩ, thôi tùy mẹ, nữa hãy tính, hãy thảo luận.

Ba đi ngày dịch bệnh. Đám tang còn không dám có nhiều người, thật là tội đó cô. Liệm xong, mấy tiếng sau đã đi hỏa thiêu, chiều tối nhận bình tro. Khi đó cô Hai ở quê mới quyết định đưa ba về quê.

Bàn bạc, xào xáo, chôn xuống nữa sao, mà không chôn thì làm sao ở khu mộ trong vườn đó. Cuối cùng các cô và mẹ cháu quyết định xây cái tháp thấp, hai hộc, nữa mẹ cháu cũng về theo ba dưới đó. Cũng được thôi.

49 ngày của ba vừa rồi mẹ con cháu đã đưa ba về. Nhưng phát sinh chuyện là khu mộ bời rời, không có khuôn viên, gần mương cạn, nhếch nhác, mả thì mả lạng cũng nhiều, có những nấm không mộ bia. Vì ba cháu là trai duy nhất, nên đưa về vườn nội cũng đúng thôi, nhưng vẫn thấy sao sao.

Bắt đầu được các cô yêu cầu làm khuôn viên, chỉnh trang khu, làm đường đi vô khu mộ, làm và làm, tiền và tiền. Các cô đều ở thôn quê, kinh tế eo hẹp mà con mắt lại to, thấy nhà người ta có khu mộ vậy, ao ước khu của ông bà người thân mình. Mà nếu nằm hết ở đó thì sẽ có hàng trăm, hàng các cô, các dượng, rồi đến thế hệ như con các cô, cùng lứa với chị em cháu.

Nhìn vào kinh tế của riêng nhà cháu mà yêu cầu. Mẹ cháu rất buồn, như mắt kẹt, mẹ nào giờ nội trợ, mẹ còn không có lương hưu, mẹ chỉ có tiền dành dụm và tiền phúng điếu (cũng ít), đổ hết vào theo yêu cầu của các cô còn chưa thấm gì nữa. Mẹ buồn lắm, nói sao nếp quê, nếp của người mình cứ làm khổ nhau chuyện mồ mả, xây dựng, tốn kém, đua nhau, hơn nhau?

-----------------------

Cháu thân mến!

Cô cũng chưa nghe ai ở Nam mà hỏa táng xong, không đưa vào chùa? Đâu phải cứ là phật tử thì mới được vào đó.

Nhà Phật rộng lòng, chùa chiền là của bá tánh, hỏa táng đang được khuyến khích (phường xã còn thưởng tiền cho những gia đình chọn hóa táng).

Ngày nay ở chùa cũng phải “mua chỗ” vì nhà linh đông, tiền ấy để góp vào việc chùa làm tủ chung, nhang khói, điện đóm đêm ngày. Ở Bắc có nhà hỏa táng nhưng không mấy chùa nhận tro cốt, họ gửi hết ở nhà linh của nhà tang lễ.

Việc trăm tuổi của người già thật là một bài toán nan giải. Già sống với các con, được các con chăm sóc, đã là may mắn. Nhưng đúng là, phải tính kỹ trước, để các con khỏi lúng túng.

Mẹ cháu có lẽ do nội trợ nên hiền lành, không bao quát chăng? Sao không tính kỹ trước, vô chùa là tiện nhất với tro cốt người đã hỏa táng. Đưa về vườn là không được chôn nữa, bởi chôn cái bình tro là như thể chôn hai lần. Đã làm tháp cho ba, đúng, làm tháp cũng không an toàn như ở chùa, là vì tháp chông chênh, bị tò mò, không phổ cập.

Vì sao ở các chùa, sân trước hoặc sân sau hay có tháp? Là để tro cốt các vị sư đã có công lớn với chùa ấy, tháp cao, linh thiêng, tro cốt đặt sâu bên trong, bất khả xâm phạm. Vả lại không ai xâm phạm tro cốt ở chùa cả.

Còn ở quê, một cái tháp dù là thấp trong khu nghĩa trang gia đình, thử hình dung hàng trăm năm sẽ ra sao? Vật đổi sao dời, can qua, dịch chuyển, nhà cửa đất đai đổi chủ thì sao?

Đúng, ở quê nói chung, ở ven thành thị cũng vậy, người mình đang đua nhau nhìn vào nhau để tôn tạo mồ mả, khuôn viên, chóp nhọn chóp tù, rồng phượng lu bu hết cả. Cái thói ấy ngàn năm, kiểu con gà hơn nhau tiếng gáy, chán.

Nhưng dù sao ba cháu cũng đã về với ông bà nội và tổ tiên ở đó rồi, có muốn thay đổi cũng không được. Và cái nết quê, muốn thối thoát chuyện làm khang trang, qui củ lên một khu mộ còn sơ sài, cũng không thể.

Cô nghĩ, buồn sẽ rất buồn vì động tới tiền bạc mà mình không có khả năng. Nhưng vì sao không làm được? Vậy thì nói thật và đề nghị một sự đóng góp của các cô dượng và con cái họ.

Eo hẹp kinh tế nhưng cũng không có nghĩa việc trọng đại như thể mà mỗi nhà cháu lo? Làm bất cứ việc gì động đến xây dựng cũng hút tiền, người ta bảo xây nhà và cưới hỏi là những việc tiền đẻ ra, không lường hết được.

Mẹ cần phải chủ động lên tiếng và bàn bạc kỹ, rất kỹ với cả nhà chồng của mẹ ở quê, nhé cháu. Vì chuyện này mà xích mích hoặc khản tản, còn buồn nào hơn?

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm