| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội:

Chi 35 triệu đồng cho việc chặt hạ một cây xà cừ

Thứ Ba 24/03/2015 , 06:13 (GMT+7)

Theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.

Đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1. Trong đó, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.

Hàng trăm mét khối gỗ xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi chưa được đấu giá
Hàng trăm mét khối gỗ xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi chưa được đấu giá

Nếu chỉ cắt tỉa, không sử dụng xe nâng, cây cùng đường kính trên thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có khoảng 5.000 cây xà cừ. Do đây, không phải là cây xanh đô thị, thân cây to, dễ bị gãy đổ trong mùa mưa bão nên Hà Nội có kế hoạch thay thế dần các cây xà cừ.

Xà cừ ở Hà Nội được trồng chủ yếu từ thời Pháp thuộc chủ yếu các các tuyến đường Láng, Nguyễn Trãi (trước đây), Kim Mã, Hoàng Diệu… Đến nay, có khoảng 500 cây bị chặt hạ, trong đó riêng tuyến đường Nguyễn Trãi có 95 cây.

Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội cho biết, số gỗ xà cừ trên đường Nguyễn Trãi được tập kết tại vườn ươm của Xí nghiệp sản xuất cây xanh - cây hoa - cây cảnh ở quận Nam Từ Liêm. Hiện số gỗ này chưa được đấu giá.

 

(dantri.vn)

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.