| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 15/04/2018 , 06:45 (GMT+7)

06:45 - 15/04/2018

Chỉ biết thốt lên: Bái phục!

Chuyện cả họ làm quan ở ta không hiếm. Đã từng có… “Làng quan họ quê tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Đã từng có “cả nhà ta cùng nhau lên quan” hay “đồng chí này là con đồng chí nào”…

Nhất là trong bảng xếp hạng “tứ ệ” trong đó, đầu bảng là “hậu duệ”, đến “quan hệ”, “tiền tệ” và cuối cùng mới là “trí tuệ”.

Minh họa: Ngọc Diệp/Dân trí

Vì thế, thông tin "cả họ nhà Bí thư huyện làm cán bộ" được báo chí phản ánh về gia đình ông Bí thư Huyện ủy huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) - Đậu Minh Ngọc có nhiều anh em, con cháu nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong địa bàn huyện tuy ít nhiều gây xôn xao nhưng không lạ.

Điều lạ là ở chỗ, đã có nhiều trường hợp o bế bị kỉ luật, thậm chí rất nặng như trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng hay ông Lê Phước Hoài Bảo ở Quảng Nam…

Thế nhưng hình như những vụ việc trên chưa đạt được tính cảnh báo, răn đe hiệu quả.

Trở lại với vụ việc ở Quảng Trạch, cụ thể ở đây ông Dương Thanh Hải (con chú vợ ông Ngọc) được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban Quản lý các công trình công cộng huyện, bà Võ Thị Phương Như (cháu ruột của ông Ngọc) được chuyển từ doanh nghiệp về làm kế toán huyện, chồng bà Như là ông Phạm Minh Hùng giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Phù Hóa (ông Hùng nằm trong diện luân chuyển cán bộ khi chưa là Huyện ủy viên).

Con rể ông Ngọc là Phạm Thanh Hải vừa được điều chuyển từ một doanh nghiệp về làm công chức tại Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, bà Dương Thị Nhung (em vợ ông Ngọc) từ kế toán trường chuyển về làm chuyên viên Phòng Tài chính huyện, chồng bà Nhung là ông Phạm Trọng Hòa là cán bộ Ban Quản lý ODA huyện Quảng Trạch.

Còn tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Trạch có tất cả 10 biên chế, 4 lãnh đạo thì có 3 Phó trưởng phòng đều là người nhà ông Ngọc và vợ ông này.

Ngoài ra còn nhiều người khác cùng làng và có bà con với ông Ngọc đều có chức tước trong một số cơ quan của huyện. 18 người làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều cùng thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân - là quê hương Bí thư Đậu Minh Ngọc và đều có họ hàng với vợ chồng ông Ngọc.

Đọc những thông tin này, không khỏi… ngả mũ với ông Bí thư huyện và gia đình ông.

Thứ nhất, hình như mọi… tinh hoa của miền đất này đều có dính dáng đến gia đình ông hay ngược lại, những ai “dính dáng” đến ông Bí thư đều có phẩm chất vượt trội, hơn người.

Thứ hai, nói thẳng là một việc như thế mà cũng… làm được thì quả là coi thường dư luận và thứ ba, không biết với đội hình toàn cô dì, chú bác cháu con như thế thì điều hành ra sao nhỉ? Giả sử như một trường hợp nào đó vi phạm kỉ luật chẳng hạn, thì xử lý thế nào? Liệu có công tâm không?

Chỉ biết nói hai từ: Bái phục!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm