| Hotline: 0983.970.780

Chiếc bánh dày khổng lồ mừng 1.000 năm Thăng Long

Chủ Nhật 28/02/2010 , 09:03 (GMT+7)

Chiếc bánh có trọng lượng 2.010kg, đường kính 2,010m. Đó là những chỉ số biểu tượng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Phác họa chiếc bánh dày kỷ lục

Vào ngày 3/3 tới (tức ngày 18 tháng Giêng) một chiếc bánh dày lớn kỷ lục sẽ được vận chuyển từ thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội đến chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình chia cho khoảng 1 vạn người.

Ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Phúc Chỉ, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam - người có ý tưởng làm chiếc bánh dày đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.

Thưa ông, xuất phát từ đâu ông lại có ý tưởng làm chiếc bánh dày khổng lồ?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Làm chiếc bánh dày này ngoài việc chào đón 1.000 năm Thăng Long còn có ý nghĩa tôn vinh một làng nghề. Đó chính là nghề làm bánh dày Quán Gánh, Thường Tín, Hà Nội. Đây là một đặc sản của vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội.

Tôi chỉ là người đưa ra ý tưởng, được Ban Trụ trì chùa Bái Đính chấp nhận và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TST tài trợ kinh phí.

Nghe nói, chiếc bánh dày này đạt kỷ lục Guinness Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Chiếc bánh có trọng lượng 2.010kg, đường kính 2,010m. Đó là những chỉ số biểu tượng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Hình dáng bánh như một bông hoa sen, mặt trên của bánh có chạm hình rồng đời Lý.

Để làm được hình dáng chiếc bánh như vậy, nhà tài trợ đã phải huy động lực lượng các họa sĩ, nhà điêu khắc, cố vấn chuyên môn làm khuôn bánh trong vòng gần 4 tháng. Chiếc khuôn (âm bản) là một công trình điêu khắc tiêu tốn gần trăm triệu đồng. Chất liệu làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng được chọn rất kỹ càng.

Căn cứ vào những chỉ số đạt được của chiếc bánh dày, Trung tâm Sách kỷ lục Guinness Việt Nam đã có thông báo chính thức xác lập kỷ lục “Bánh dày to nhất Việt Nam.”

Sau đó chiếc bánh dày sẽ được chia cho nhân dân tại chùa Bái Đính?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Đêm 17 tháng Giêng (Canh Dần) chiếc bánh sẽ được các nghệ nhân “đổ khuôn”. Sáng ngày 18 tháng Giêng, nhằm đúng vào ngày diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính (tức ngày 3/3/2010 dương lịch), chiếc bánh dày khổng lồ sẽ được vận chuyển trên một xe cẩu tự hành “mới xuất xưởng” được “hóa trang” như một con chim hạc cõng bánh từ thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội về chùa Bái Đính.

Đến nơi, sau các nghi thức tế lễ dâng vật do đội tế nữ gồm 50 người của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam thực hiện, chiếc bánh được dâng cúng tại tiền sảnh tòa Tam thế Bái Đính. Sau đó, bánh sẽ được “tán lộc” tại chỗ cho khách hành hương và gửi về các địa chỉ có đăng ký xin lộc.

Theo dự đoán của ông thì bao nhiêu người sẽ được nhận “lộc” bánh?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Tôi thử làm một bài toán nhé. Chiếc bánh dày 2 tấn, ngoài chia cho  các trung tâm từ thiện đã đăng ký trước, ước tính chỉ hết khoảng 5 tạ. Còn 1,5 tấn bánh nữa sẽ được “tán lộc” cho nhân dân. Nếu chia cho mỗi người 1,5 lạng thì số người nhận được bánh phải là 10.000.

(Theo Thể thao& Văn hóa)

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm