| Hotline: 0983.970.780

Chiếc ghế vàng ròng từ thiên đường của người Ghana

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:02 (GMT+7)

Sika Dwa Kofi là từ dùng để chỉ chiếc ghế bằng vàng ròng thiêng liêng và thuộc về hoàng gia của tộc người Ashanti, sinh sống ở Ghana, miền Tây châu Phi.

Sika Dwa Kofi là từ dùng để chỉ chiếc ghế bằng vàng ròng thiêng liêng và thuộc về hoàng gia của tộc người Ashanti, sinh sống ở Ghana, miền Tây châu Phi.

Theo những truyền thuyết của dân tộc này, chiếc ghế không phải do con người làm ra mà là món quà của Thượng đế, dành tặng cho Okomfo Anokye, thầy tu đỉnh cao nhất trong thời kỳ đó.

Okomfo chính là 1 trong 2 người sáng lập ra đế chế Asante của người Ashanti, khi chiếc ghế xuất hiện, nó rơi từ trên trời và "hạ cánh" xuống đùi vua Osei Tutu, vị vua đầu tiên của đế chế Asante.

Chiếc ghế là biểu tượng về quyền lực, sự tôn kính và khả năng lãnh đạo của thủ lĩnh đế chế. Vật dụng bằng vàng ròng này còn là sức mạnh tinh thần của Asante, quốc gia đã từng rất hưng thịnh, sụp đổ và chưa thể khôi phục lại sức mạnh vốn có.

Người được chọn

Okomfo Anokye là người đàn ông bí ẩn, vĩ đại và nổi tiếng nhất trong lịch sử đế chế Asante trước đây hay Ghana ngày nay. Cuộc đời ông sống như một linh mục, chính trị gia và nhà lập pháp cho quốc gia của mình. Đã có những tài liệu ví Okomfo như Pháp sư Merlin, người phò tá Vua Athur trong lịch sử Trung cổ châu Âu. Ngoài việc đồng sáng lập ra Ashanti, ông đã thiết lập hệ thống hiến pháp, pháp luật và xuất nhập khẩu qua biên giới.

Khi vừa lọt lòng mẹ, 2 lòng bàn tay của Okomfo dính chặt vào nhau, không thể tách rời, cha mẹ ông đã nhờ nhiều thầy lang trong vùng đến giúp nhưng không thành công. Bàn tay của của vị thầy tu này cứ nắm chặt như vậy cho đến năm 2 tuổi, chúng bỗng nhiên tách rời nhau mà không cần ai can thiệp. Hơn nữa, trong lòng bàn tay có một vết bớt mà nhiều người tin rằng đó là dấu hiệu Okomfo được gửi đến bởi các vị thần để lãnh đạo dân chúng ở đây.


Chiếc ghế bằng vàng ròng trong một lễ rước của người Ashanti

Sinh ra vào những năm 1600 ở vùng Tây Nzema của Ghana hiện nay, Okomfo đã nhanh chóng tiếp thu kiến thức từ các nhà truyền giáo phương Tây và trở thành một linh mục trẻ. Ông cũng chính là người tham gia và góp công lớn trong cuộc chiến của dân địa phương chống lại đợt đổ bộ đầu tiên của quân đội châu Âu tại bờ biển Nzemaland.

Ông là người đã phò trợ Vua Osei Tutu trong công cuộc chinh phạt các bộ lạc trong khu vực, thống nhất và thành lập nên đế chế Asante. Sau đó, Okomfo đã trở thành cố vấn và người phụ trách các nghi lễ cho nhà vua. Cả 2 người cùng nhau bàn bạc các chiến lược cai trị và mở rộng lãnh thổ trong đó có các cuộc chiến chống lại bộ lạc Akan Doma ở Tây Bắc và đế chế Denkyera phương Nam.

Và đúng như dự đoán về dấu vết trong lòng bàn tay của Okomfo, ông là người đã đem về chiếc ghế vàng ròng cho đất nước của mình. Chiếc ghế được cho rằng không phải do bất kỳ nghệ nhân nào làm ra mà là món quà của Thượng đế dành cho người được chọn, chính là vị thầy tu vĩ đại của Vua Osei Tutu. 

Biểu tượng của sức mạnh

Theo truyền thuyết, sau khi thống nhất được các bộ lạc, đế chế Asante vẫn chưa ổn định. Trong lúc đó, vào một đêm định mệnh, Okomfo đang đứng cùng với Vua Osei Tutu ngắm nhìn các vì sao thì bầu trời bỗng nhiên đặc quánh, đám mây bụi màu trắng vần vũ trên đầu họ.

Rồi từ trong mây, chiếc ghế bằng vàng ròng xuất hiện, dưới sự điều khiển của Okomfo nó đã nhẹ nhàng trôi vào lòng nhà vua, từ đó, người dân Asante xem đó như vật thiêng và quốc gia của họ từ đó thống nhất, ra đời một triều đại mới hưng thịnh hơn rất nhiều.

Người Ashanti sở hữu một lượng vàng rất lớn, họ đeo đầy người, thậm chí còn làm đẹp bằng cách rắc vàng lên cơ thể. Họ đeo vàng để chứng tỏ sự giàu có của mình. Thành viên gia đình nào đeo càng nhiều vàng thì gia đình đó càng giàu và đó cũng là cách thể hiện địa vị, quyền lực lớn bé trong làng. Thật không sai nếu nói đây là một bộ tộc giàu có nhất thế giới, một vùng đất của vàng.

Vàng đối với người dân Ashanti không chỉ đóng vai trò là đồ trang sức, nó còn là "linh hồn" của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh. Vàng khiến người Ashanti tự tin hơn khi và thể hiện chữ tín của mình khi làm ăn, buôn bán. Do đó, khi sở hữu chiếc ghế bằng vàng ròng do Thượng đế ban cho, Vua Osei Tutu có thể yên tâm cai trị đất nước của mình.

Chiếc ghế này được bôi một loại thuốc do Okomfo bào chế, trong đó có trộn tro đốt từ móng tay và tóc của vua, hoàng hậu. Điều này giúp gắn liền số phận của những người cai trị với chiếc ghế đồng thời cũng nâng giá trị tinh thần của nó. Là vật thiêng mang tính biểu tượng của cả đất nước hùng mạnh, ghế vàng được bảo vệ chặt chẽ, phòng những kẻ tham lam muốn chiếm đoạt và chỉ xuất hiện trước đám đông trong những dịp cực kỳ quan trọng.

Nhiều kẻ nhăm nhe

Trong suốt thời gian tồn tại hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều câu chuyện xảy ra với chiếc ghế bằng vàng ròng này. Dù được bảo vệ rất kỹ nhưng là vật thiêng, ai sở hữu sẽ nắm vị trí bá chủ nên trong nội bộ đế chế Asante đã có không ít kẻ nhòm ngó ghế vàng.


Người dân Ashanti sống ngập trong vàng và dùng nó như biểu tượng của 
giàu có, sức mạnh

Đã có thời, đấu đá bên trong hoàng cung, dẫn đến việc có những kẻ muốn đem vật thiêng ra sao chép thành một phiên bản khác, vì ở đây chỉ không có mẫu chứ vàng thì rất nhiều. Nhưng nổi bật nhất trong những câu chuyện đó phải đến từ những thành phần ngoại bang, tiêu biểu là quân đội Hoàng gia Anh trong chuyến xâm chiếm thuộc địa những năm 1900.

Tháng 3/1900, Frederick Hodgson, người dẫn đầu quân Anh khi đó đã nói với dân bản địa là thừa lệnh Nữ hoàng đi "khai sáng" cho các vùng đất còn chưa văn minh. Người Ashanti cũng chẳng quan tâm đến vấn đề đó lắm cho tới khi Frederick Hodgson yêu cầu được ngồi lên chiếc ghế vàng như là người đại diện của quyền lực Nữ hoàng ở vùng đất xa xôi này.

Như bị xúc phạm đến tín ngưỡng và niềm tin lớn nhất trong cộng đồng, người Ashanti đã đồng loạt nổi dậy chống trả quân đội Anh dù thua xa về trang bị và sự tinh nhuệ. Kết quả là quân đội viễn chinh bị đánh tan tác, số ít còn lại phải cầm cự trong pháo đài chật chội hơn 3 tháng dưới sự vây hãm của hàng ngàn người dân địa phương trước khi được quân tiếp viện đến giải cứu.

Mặc dù trong suốt cuộc chiến, đã có hơn 2.000 người Ashanti thiệt mạng so với con số vài trăm của quân Anh nhưng vẫn tuyên bố chiến thắng, đơn giản vì những kẻ ngoại bang đã không thể ngồi lên chiếc ghế linh thiêng của họ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm