| Hotline: 0983.970.780

"Chiến binh" Ca Dong và nấm quý giữa rừng già

Thứ Ba 15/06/2010 , 11:10 (GMT+7)

Những cây nấm linh chi có trọng lượng lên đến hơn 100 kg mọc trên cây chò cao từ 35-40 mét. Tuổi của nấm bằng tuổi cả một đời người Ca Dong...

Chiến lợi phẩm của “chiến binh” Bá vất vã săn được trên cây cao hàng chục mét được đem ra bán cho các đại lý kiếm tiền mua gạo và thực phẩm

Những cây nấm linh chi có trọng lượng lên đến hơn 100 kg mọc trên cây chò cao từ 35-40 mét. Tuổi của nấm bằng tuổi cả một đời người Ca Dong. Người Ca Dong treo mình trên những thân cây chò cao ngút ngàn săn nấm.

Nấm quý rừng Pek

Từ thành phố Tam Kì xe đò đưa tôi ngược Phú Ninh, Tiên Phước, Bắc Trà My về với “thung lũng sốt rét” Nam Trà My (Quảng Nam)- xứ sở của quế và sâm ngọc linh. Sáu tiếng đồng hồ ngồi xe, tôi có mặt tại thị trấn Takpor, trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Dân ở đây là chủ yếu là đồng bào Ca Dong, Xê Đăng và một ít người Co. Lão Hồ Nê (người Ca Dong) ở Trà Nam vừa ra trung tâm huyện chơi nói :“Muốn săn nấm chò mấy chục năm mày phải vào suối Pek, nấm quý này duy nhất chỉ có ở Trà Linh, Trà Mai, Trà Nam. Đồng bào tao biết nấm này từ lâu lắm rồi”.

Cây nấm chò người Ca Dong thường gọi là nấm linh chi mà người dưới xuôi vẫn dùng chế các vị thuốc bắc. Nấm chò qua lời kể của lão Nê thân to như tảng đá lớn, tuổi ngang với già làng. Nấm mọc trên cây cao như chiếc dù và có cây nấm đi xuyên cả chiến tranh. Người Ca Dong gọi là nấm chò vì nấm chỉ mọc duy nhất trên thân cây chò bị mục, cao không dưới 40 mét.

Mấy tháng trước, thôn Taklang, xã Trà Mai bếp lửa rộn ràng và rượu nồng đầy chum đón dân khắp nơi về chiêm ngưỡng cây nấm kỷ lục. Đó là chiến lợi phẩm của thợ săn nấm Hồ Cao Bằng (30 tuổi, thôn Taklang) vừa cùng ba bạn săn khác khiêng về thôn. Thợ săn nấm Bằng hào sảng nói: “Ông nấm khổng lồ nặng gần 150 kg tao tìm thấy ở rừng Pek, phải bốn người khiêng mới đưa ra được bìa rừng. Bọn tao đã phải ăn ở trong rừng sau bảy lần mặt trời mọc mới hạ được ông nấm này”. Cây nấm được gọi là “ông” vì có tuổi đời xấp xỉ tuổi ông nội của Bằng. Nó được bán giá hơn 15 triệu đồng.

Đây không phải là lần đầu người Ca Dong tìm thấy "ông" nấm ở rừng Pek. Bởi nơi đây còn có những cây nấm đã lên hàng cụ kỵ nghĩa là rất già. Nấm to mọc trong rừng già chỉ người khỏe mới vào lấy được. Từ xa xưa người Ca Dong đã biết đến nấm chò. Có vài người đánh liều đục nấm (vì không thể lấy tay hái, bẻ hay dao cắt như nấm thường) về nấu nước uống thử, và không có việc gì xảy ra. Đa số người Ca Dong còn lại sợ không dám uống. Không ai biết là nấm quý nên người Ca Dong để nó nằm lại trong rừng già.

“Chiến binh” trên không

Theo chân thợ săn nấm Hồ Thanh Bá (32 tuổi, làng Taklang, thôn 1, Trà Mai) và mấy người trong bản, tôi đạp rừng già đi săn nấm. Lội bộ nửa ngày rừng tôi đã vào được “thủ phủ” của nấm với dòng suối chảy quanh réo rắt. Đây là vương quốc nấm chò mà lão Nê từng nói đến. Nhiệt độ ở Takpor là 32-34 độ C, hôm qua vô tuyến báo vậy. Rừng Pek không một ánh nắng lọt xuống. Vắt nhiều vô kể. Ngoái cổ nhìn lên, tán cây chò lấp kín bầu trời. Hàng trăm ngàn cây thẳng tắp vươn mình lên tận trời xanh. Thân cây chò hai đến ba người ôm không xuể.

Tại huyện Nam Trà My đã có đến gần chục điểm mua nấm linh chi. Chị Tạ Thị Tuyết (chủ một đại lý thu mua) cho biết: “Mỗi ngày tui mua được từ 5-10 kg nấm, nấm lớn mua 1.500.000 đồng/kg. Nấm mua về được đưa vào TPHCM rồi bán sang Trung Quốc”. Người Ca Dong đang lo sợ cho tương lai cây nấm quý. Từ khi phát hiện nấm có giá trị kinh tế đã có quá nhiều người vào rừng săn nấm. Người Kinh cũng ồ ạt ngược rừng sâu. Nấm chò đang dần cạn kiệt. “Nấm được đánh dấu, giành dụm trên ngọn cây cao mấy năm trời cũng bị cưa máy cưa đốn ngã. Người Ca Dong bọn tao rất buồn”-anh Hải ngồi bệt bên dòng suối Pek thả từng lời.

Những ngày đầu mỗi kg nấm người Ca Dong bán từ 50.000-70.000 đồng. Khi khan hàng bán từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg và giá cứ thế tăng vùn vụt. Giá cả được thương thảo giữa hai bên. Người Ca Dong không biết giá trị thực của nấm linh chi là bao nhiêu. Họ cũng không biết nấm được dùng vào việc gì mà quý đến mức làm xáo trộn cả rừng già. Nấm đang sốt giữa đại ngàn Trường Sơn.

Đồ nghề của mỗi thợ săn nấm chò là dao, búa, rìu, đục và dây néo. Mỗi lần gặp những “ông” nấm to, ba bốn thợ săn phải thay nhau đục cả ngày mới hạ được "ông". Mỗi thợ săn sau một kỳ đi rừng kiếm được 500.000 đồng đến vài triệu, còn đen đủi thì về tay trắng. Anh Bá nói: “Chúng tao phải mò trong rừng vài ngày mới mong tìm thấy nấm. Ai thấy nấm thì phải làm dấu ngay để thợ săn khác biết là đã có chủ”. Người Ca Dong không bao giờ lấy trộm của ai thứ gì. Họ không giành giật, tranh chấp. Biết cây nào có chủ là họ bỏ đi tìm cây khác- anh Bá ca ngợi sự thật thà của đồng bào mình.

Dứt lời, anh Bá cùng mấy chàng trai lực lưỡng xuống mé suối Pek chặt tre và bện dây thừng. Chừng hai giờ sau, cây chò được bọc và néo thành từng bậc thang bởi những thân tre bặn lại xoắn tít lấy nhau. Cây chò cao hơn 40 mét bị chinh phục bởi những "chiến binh" Ca Dong. Chiếc thang cây tre dựng đứng vươn lên tới chỗ có nấm. Từ trên cao Hồ Hải (một thợ săn khác) nói vọng xuống: “Khoảng 35 mét, nặng không dưới 30 kg đâu, bện dây chắc vào”. Dưới gốc cây chò, anh Bá cùng hai người còn thoăn thoắt bện hai dây rừng. Mỗi dây dài hơn 35 mét như yêu cầu của Hồ Hải. Bện xong, anh Bá bám những nấc thang tre bọc quanh cây chò trèo nhanh lên như sóc tiếp cận chiến lợi phẩm của nhóm.

Tiếng búa đóng, rìu chặt lanh lảnh góc rừng. Anh Bá và Hải như hai con chim gõ kiến nhỏ treo mình trên thân cây chò cao 40 mét. Những "chiến binh" Ca Dong đang cố đục để hạ cây nấm. Dưới mặt đất chúng tôi ngước lên thót tim. Cây nấm trên cao từ từ xuống mặt đất. Hai chiến binh Ca Dong đã thu phục được cây nấm nặng hơn 30 kg. Tuổi cây nấm này cũng tròm trèm 30 năm.

Để săn nấm những người như anh Bá, anh Hải phải đối mặt với độ cao hiểm nguy. Những sợi dây rừng cùng thân tre vắt vẻo chẳng biết đứt khi nào. Thợ săn nấm Hồ Hải nhớ lại lần rơi chí mạng: “Hai năm trước, tôi đang cố rướn mình leo lên nấc thứ năm cao chừng 10 mét thì dây néo đứt. May mà vào mùa rừng thay lá nên rơi xuống thảm mục”.Hiện tại, đội quân săn nấm đã phủ rộng khắp rừng núi Nam Trà My. Cả trăm người từ suối Pek đến thác 5 tầng và khu vực rừng suối Đôi. Những khu vực này đang cạn nấm linh chi. Bởi cây nấm linh chi phát triển rất chậm. Có một kg nấm phải mất gần một năm chờ đợi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm